Cúm, đừng để nước đến chân mới nhảy
(Dân trí) - Dịch cúm đang bùng phát nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại Nhật Bản, khiến tiêm vaccine ngừa bệnh càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đừng để nước đến chân mới nhảy, cúm cần một thời gian để tạo ra kháng thể.
Thời tiết biến đổi - Nguyên nhân bùng phát dịch cúm tại nhiều nơi trên thế giới.
Theo báo cáo của WHO, dịch cúm mùa đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu tại nhiều nước châu Âu và châu Á.
Tại Nhật Bản, trong mùa đông 2024, số ca nhập viện do biến chứng cúm đã tăng đột biến, được đánh giá là đợt dịch cúm tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Hậu quả là các bệnh viện quá tải, vật tư y tế khan hiếm và đáng buồn là nhiều trường hợp tử vong
Tại Việt Nam, ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhiều trường hợp nhiễm cúm trong tình trạng nặng. Trong đó, có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO, bệnh nhân mắc bệnh cúm trên nền bệnh lý khác.

Số lượng khách thăm khám, nhập viện do cúm gia tăng tại nhiều bệnh viện.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng đơn vị Tiêm chủng - Thu Cúc TCI, virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoài môi trường khi thời tiết lạnh. Ở nhiệt độ 0 - 4 độ C sống được vài tuần, ở -20 độ C và đông khô sống được hàng năm. Thời điểm sau Tết Nguyên đán thường thời tiết lạnh nhưng nồm ẩm, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh cúm lây lan bùng phát.
Triệu chứng cúm thường biểu hiện nhẹ ở người có sức đề kháng tốt, bao gồm các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho, đau người và sốt. Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và điều trị bằng thuốc thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần nhập viện.
Tuy nhiên, virus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với nhóm người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch. Khi đó, hệ hô hấp bị tổn thương nặng dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng phối hợp, viêm cơ tim, dị dạng thai nhi, sảy thai hoặc đẻ non…
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu do suy hô hấp và suy đa tạng, thậm chí đe dọa tính mạng. "Điều đáng lo ngại là không biết ai có thể có biến chứng nặng và người trẻ khỏe mạnh vẫn có thể gặp biến chứng nặng nếu trước đó chưa được tiêm phòng", bác sĩ Hạnh cảnh báo.
Tại sao không nên chờ dịch bùng phát mới tiêm vaccine cúm?
Vaccine cúm được khuyến cáo tiêm phòng hàng năm và ai có điều kiện tiêm thời điểm nào nên tiêm ngay mà không chờ đến mùa dịch vì tại Việt Nam có bệnh nhân cúm quanh năm. Hiện các loại vaccine phòng cúm phổ biến là vaccine bất hoạt, dạng tiêm gồm 4 chủng cúm (bao gồm 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B) được cập nhật hàng năm dựa trên xu hướng lưu hành của virus cúm.

Người dân nên chủ động tiêm phòng hàng năm, trước thời điểm dịch diễn ra.
Theo bác sĩ Hạnh, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, chỉ đi tiêm phòng khi dịch bệnh đã xuất hiện. Đây là quan niệm sai lầm bởi vaccine cần 2-3 tuần để cơ thể tạo đủ kháng thể bảo vệ.
Khi dịch bùng phát mới tiêm, trong khoảng thời gian này, hệ miễn dịch chưa được trang bị đủ khả năng chống lại virus cúm, khiến người tiêm vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo nên chủ động tiêm phòng trước mùa dịch để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả.
Những đối tượng cần ưu tiên tiêm phòng

Phụ nữ đang mang thai, chuẩn bị mang thai nên tiêm phòng cúm.
Bác sĩ Hạnh cho biết, tiêm phòng cúm khuyến khích cho tất cả mọi người, tuy nhiên, các đối tượng cần ưu tiên tiêm phòng bao gồm trẻ em từ 6 tháng tuổi với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện; người trên 65 tuổi do hệ miễn dịch suy giảm theo tuổi tác và có nhiều bệnh lý mãn tính kèm theo; phụ nữ mang thai và cho con bú do tiêm để bảo vệ thêm cho cả em bé. Đặc biệt quan trọng là nhóm người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính, suy thận, bệnh gan mãn do nguy cơ biến chứng cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, nhóm có nguy cơ phơi nhiễm cao như nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nhà trẻ, người làm việc trong môi trường điều hòa và người thường xuyên di chuyển, công tác cũng cần được tiêm phòng sớm để đảm bảo sức khỏe và hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Những người trong gia đình có em bé, có phụ nữ có thai hoặc có người già, người có bệnh lý mãn tính cũng cần đi tiêm vaccine phòng cúm để bảo vệ cho chính bản thân và cùng nhau tạo vành đai bảo vệ cho những đối tượng ưu tiên trên.
Nhằm khuyến khích người dân chủ động phòng bệnh, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI tặng 5% cho các mũi tiêm vaccine cúm trong tháng 2. Đơn vị áp dụng quy trình tiêm chủng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm khám sàng lọc kỹ lưỡng, bảo quản vaccine trong dây chuyền lạnh chuẩn, theo dõi sau tiêm 30 phút và có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm túc trực, theo dõi.
Đừng để dịch bệnh "gõ cửa" mới nghĩ đến phòng ngừa, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngay từ hôm nay. Liên hệ 1900 55 88 92 để đặt lịch và được tư vấn.