Cơn đau ám ảnh khi nhổ răng khôn bị sót chân răng
(Dân trí) - Răng khôn mọc khó nên quá trình nhổ diễn ra dài và đau đớn khiến anh Đ.S.Đ, 25 tuổi, Hà Nội đã bỏ dở khi chân răng vẫn chưa được lấy ra. Anh đã chịu đựng cơn đau hành hạ một đêm trước khi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để xử lý.
Nỗi ám ảnh khi nhổ răng khôn
Anh Đ có một chiếc răng khôn từ khá lâu. Răng mọc ngầm và lệch ở phía hàm dưới dẫn tới tình trạng đau nhức, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Do đó, anh đã quyết định đi nhổ bỏ răng tại một nha khoa gần nhà.
Phương pháp anh lựa chọn là nhổ răng khôn bằng kìm, do chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, quá trình nhổ răng diễn ra không mấy suôn sẻ. Do vị trí răng mọc khá sâu và bị lệch nhiều, nha sĩ phải mở xương, chia cắt các thân răng thành nhiều mảnh để đưa ra ngoài. Quá trình nhổ diễn ra quá lâu và đau đớn, dù anh Đ đã được tiêm thuốc tê, cùng với sự sợ hãi, anh Đ đã không thể chịu nổi và phải bỏ về trong khi vẫn còn 1 phần của răng nằm phía sâu bên dưới chưa được lấy ra.
"Sau ca nhổ răng, tôi không thể ăn và mất ngủ cả đêm bởi sự đau đớn, ê nhức dồn dập. Sáng hôm sau, tôi đã quyết định tới khoa Răng hàm mặt - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn", anh nói.
Dọn sạch chân răng khôn với công nghệ Piezotome trong 10 phút
Tại khoa Răng hàm mặt TCI, sau khi thăm khám và chụp X-quang răng, bác sĩ nhận định đây là một ca răng khôn mọc khó, nhất là khi chỉ còn lại phần chân răng nằm sâu bên trong. Bác sĩ tư vấn cho anh Đ nên nhổ bằng máy phẫu thuật siêu âm Piezotome.
Theo bác sĩ Đỗ Tú Anh, trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, Piezotome là công nghệ mới, hiện đại, thường chỉ định trong nhổ răng khôn, nhất là các ca răng khôn mọc khó như mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt…
Phương pháp này dùng sóng siêu âm để mở nướu, cắt và tạo hình khung xương, nâng xoang hàm nhưng không xâm lấn tới mô mềm. Các mũi khoan siêu mỏng sẽ rung lên theo sóng siêu âm để từ từ tách các mô mềm xung quanh chân răng. Quá trình nhổ sẽ giảm thiểu tối đa ma sát với men răng, hạn chế chảy máu, sưng đau.
Thêm vào đó, Piezotome cũng kích thích tái tạo mô răng, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, hạn chế tối đa biến chứng. Sau khoảng 10 phút, bác sĩ đã lấy ra được phần chân răng còn sót.
Lời khuyên của bác sĩ với các ca răng khôn mọc khó
Bác sĩ Đỗ Tú Anh chia sẻ thêm, hiện nay có 2 phương pháp nhổ răng khôn: nhổ răng bằng phương pháp thông thường (dùng kìm) và nhổ răng bằng phương pháp siêu âm Piezotome.
Ở phương pháp nhổ răng khôn bằng kìm, bác sĩ sẽ dùng kìm với động tác lắc để làm đứt các dây chằng, từ đó khiến răng lung lay để đưa ra ngoài. Tuy nhiên, ở những trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, bác sĩ phải bộc lộ niêm mạc bằng dao mổ, mở xương để chia cắt thân răng và chân răng, sau đó sẽ lấy ra bằng bẩy.
Với những răng khôn mọc khó, quá trình nhổ diễn ra sẽ khó khăn hơn, có thể chảy máu nhiều và tổn thương, có nguy cơ nhiễm trùng. Trong những trường hợp đó, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp Piezotome. Bệnh nhân nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và đảm bảo an toàn.
Mặc dù chi phí cao hơn, song Piezotome sở hữu rất nhiều ưu điểm như quá trình nhổ đơn giản, nhanh chóng (khoảng 10 - 15 phút) và độ an toàn cao, kiểm soát được tối đa các biến chứng. Các vết thương sau nhổ răng cũng nhanh lành, bệnh nhân ít bị sưng nề, đau nhức, không phải kiêng khem nhiều sau khi nhổ răng.
Với sự đơn giản của Piezotome, bác sĩ Tú Anh cho biết, bệnh nhân cũng có thể nhổ nhiều răng một lúc.
Sức khỏe chủ động là chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Tháng 5 này, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI ưu đãi tới 35% dịch vụ răng hàm mặt. Khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch.