Có cần điều trị chứng huyết áp thấp?
Nếu huyết áp cao khiến nhiều người lo sợ thì huyết áp thấp lại hay bị xem thường do không ảnh hưởng đến… tính mạng. Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn ngắn hạn. Sự suy giảm chất lượng sống do huyết áp thấp sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường, không kém gì huyết áp cao.
Biểu hiện của huyết áp thấp
Những người có huyết áp thấp thường có huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.
Biểu hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, khó tập trung và dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn, suy giảm khả năng tình dục da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi lạnh thở dốc, nói như hụt hơi nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, xây xẩm mặt mày…
Đối tượng dễ mắc bệnh
Các nghiên cứu cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau: Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, suy giảm đường trong máu, nhịp tim chậm.
Huyết áp thấp cũng có thể do yếu tố di truyền, những người có thể trạng yếu, hoặc người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, lao…Ngoài ra, nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất…
Hậu quả lâu dài
Khi bệnh nhân bị huyết áp thấp trường diễn, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao…
Khí huyết hư – Thủ phạm chính gây bệnh
Theo số liệu thống kê, hiện chưa có loại thuốc hiệu quả nào dành cho những người huyết áp thấp. Trên thực tế, trong y học hiện đại làm giảm huyết áp dễ hơn so với làm tăng huyết áp. Tuy nhiên với bệnh này y học cổ truyền có một góc nhìn khá toàn diện và triệt để, nguyên nhân của huyết áp thấp là do khí huyết hư.
Khí huyết hư làm cho lưu lượng máu đến các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều kém và kém nhất là não gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, sắc mặt nhợt…
Để nâng cao huyết áp cần phải bồi bổ khí huyết, khí huyết đầy đủ thì huyết áp mới ổn định lâu dài. Chính vì vậy mà phải dùng các vị thuốc hay bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, điều hoà khí huyết. Nguyên lý này được kết tinh trong bài “Gia vị phù chính thăng áp thang” trong cuốn “Thiên gia diệu phương”- tổng hợp các tinh hoa của nền y học cổ truyền. Bài thuốc với các vị thuốc có tác dụng ích khí dưỡng âm bổ khí huyết, điều hoà khí huyết, giúp khí huyết lưu thông tốt, chống xơ vữa mạch, tăng sinh tân dịch, tăng cường sinh lực, tăng huyết áp. Hiện tại bài thuốc này đã được công ty Nam Dược nghiên cứu và sản xuất thành thuốc thảo dược Thăng Áp ND giúp trị căn nguyên của bệnh, tăng sức sống cho người huyết áp thấp.
Để điều trị triệt để bệnh, ngoài việc sử dụng các thảo dược để bồi bổ khí huyết người bị huyết áp thấp nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, nên ăn mặn hơn người bình thường, tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh… để có một sức khỏe cũng như cuộc sống tốt hơn.
PV