Chứng vú to ở nam giới: Hiện tượng bình thường?

(Dân trí) - Nữ hóa tuyến vú (Gynecomastia) là sự tăng sản quá mức không do khối u của mô tuyến vú ở nam giới. Hiện tượng này trong y học được gọi là chứng vú to nam giới.

Có khoảng 90% con trai sẽ chú ý đến ngực của họ đang nở rộng, đôi khi phát triển mạnh ở một vài thời điểm trong cuộc sống. Và có khoảng 50% con trai phát triển trong suốt giai đoạn dậy thì.

 

Nhiều khi bạn sẽ thấy ngực như xuất hiện hột cứng hoặc đóng bánh nho nhỏ. Nhưng không có nghĩa là bạn sẽ mất đi sự nam tính và ngực to như vậy thì mình sẽ bị chuyển giới thành con gái. Chu trình phát triển đó sẽ kết thúc khi bạn trưởng thành và hầu như mọi người đều trở lại trạng thái ngực bình thường trong vòng 2 hoặc 3 năm sau đó.

 

Nhưng tại sao lại xảy ra chuyện này?

 

Một số người quá nhạy cảm sẽ tạo nên sự tăng sản sinh mức độ hormone trong cơ thể trong suốt quá trình dậy thì. Khi lượng hormone quá nhiều có thể gây phát triển ngực to hơn bình thường.

 

Nhưng nếu bạn không quá nhạy cảm, hoặc đoán rằng cũng không phải thừa hormone giới tính thì có phải do bạn béo quá?

 

Hãy thử kiểm tra theo cách sau: Nằm xuống và ép vú giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.  Bạn có cảm thấy rắn, nhô cục thịt lên hoặc cảm thấy chúng di chuyển ở vú không? Nếu các cục đó to hơn quả nho thì không phải bạn béo đâu mà là vú đang phát triển đó.

 

Nếu các mô mỡ phủ đồng đều và phát triển ở ngực thì cũng có thể là ngực bạn béo nhưng đó là hai điều khác nhau.

 

Vậy bạn phải làm gì?

 

Cân bằng các hoạt động, không nên uống quá nhiều rượu, không dùng thuốc marijuana và amphetamines. Không dùng thuốc steroids - một dẫn chất hormone sinh dục nam và đi khám bác sĩ nếu:

 

- Một bên vú có biểu hiện to hơn bên kia

 

- Có chất lỏng tiết ra từ núm vú

 

- Nếu bạn không có trạng thái cương cứng và nếu vú bị đau

 

- Khi bạn đã 18 tuổi mà ngực vẫn chưa trở về trạng thái phẳng, vì sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì ngực bạn sẽ phải trở về trạng thái bình thường còn nếu tiếp tục phát triển vú hoặc phát triển lệch thì cần thăm khám sớm.

 

Minh Anh

Theo BBC