Chữa trầm cảm ở người cao tuổi vì sao lại khó khăn hơn người trẻ tuổi?
(Dân trí) - Trầm cảm ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên, chỉ có 10% trong số đó được điều trị trầm cảm. Vậy những khó khăn trong điều trị trầm cảm ở người cao tuổi là gì?
Đặc điểm trầm cảm ở người cao tuổi
Trầm cảm đang trở thành bệnh lý tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Mỗi lứa tuổi có đặc trưng mắc bệnh khác nhau. Ở người cao tuổi, trầm cảm thường gắn liền với các đặc điểm như sau:
Liên quan đến bệnh tật
Trầm cảm ở người cao tuổi liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Đồng thời, trầm cảm làm giảm khả năng hồi phục các bệnh khác ở người cao tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hiện diện của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi khi có các bệnh lý khác làm gia tăng nguy cơ tử vong từ những căn bệnh này.
Tăng nguy cơ tử vong
Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ tự tử ở người cao tuổi, đặc biệt là ở người da trắng. Tỷ lệ tự sát do trầm cảm ở những người da trắng tuổi từ 80 - 84 cao gấp đôi so với dân số nói chung. Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ coi trầm cảm ở người từ 65 tuổi trở lên là một vấn đề lớn của sức khỏe cộng đồng.
Các yếu tố xã hội
Khoảng 15% người cao tuổi có triệu chứng trầm cảm. Bản thân tuổi tác không phải là nguyên nhân gây ra trầm cảm mà là xã hội, tình trạng góa bụa, bệnh lý mạn tính, môi trường sống đã thúc đẩy nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ tái phát trầm cảm ở người cao tuổi rất cao.
Các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi
Ngoài việc cảm thấy buồn chán và tâm trạng đi xuống thì trầm cảm ở người cao tuổi còn có những biểu hiện sau:
– Trầm cảm ở người cao tuổi còn khiến họ cảm thấy mệt mỏi không lý do, đơn giản là cảm thấy mệt và không muốn làm bất cứ điều gì.
– Mất cảm giác ngon miệng và bị giảm cân cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở người cao tuổi.
– Cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự thư giãn bản thân một cách thoải mái.
– Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân và thường suy nghĩ quá mức cần thiết cho những việc nhỏ nhặt cũng có thể xuất phát từ bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.
– Khó ngủ, dậy sớm hơn 1 - 2 giờ so với thông thường và khó có thể tiếp tục giấc ngủ.
– Nghĩ tới chuyện tự tử: Tại một thời điểm nào đó, những người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng thường sẽ tới việc kết thúc tất cả.
Những vấn đề ảnh hưởng đến điều trị trầm cảm ở người cao tuổi?
- Ở người cao tuổi, chức năng gan, thận kém hơn bình thường, vì vậy khi dùng thuốc chống trầm cảm cần thận trọng bởi dễ bị tác dụng phụ hay ngộ độc.
- Bởi sự thiếu linh hoạt, kém tinh tường của các giác quan mà vấn đề sử dụng thuốc có thể bị nhầm lẫn, trong quá trình điều trị cần có sự theo dõi, hướng dẫn sát sao của người thân.
- Sự lo lắng về bệnh trầm cảm và việc điều trị trầm cảm ở người già thường nhiều và khó khăn hơn so với những người trẻ. Nỗi sợ hãi với chứng bệnh này sẽ làm nặng thêm tình trạng trầm cảm ở họ.
- Đôi khi cũng có sự nhầm lẫn giữa những phản ứng "bình thường" với những áp lực cuộc sống, những mất mát, hoặc quá trình lão hóa với trầm cảm bởi sự đáp ứng với các tác động bên ngoài của người cao tuổi luôn mạnh hơn nhóm tuổi khác. Bởi vậy cần xác định rõ bệnh mới có các phương pháp điều trị thích hợp.
- Với những bệnh nhân sống đơn thân thì phương pháp điều trị tâm lý gặp rất nhiều khó khăn, sự quan tâm của người thân là khá ít và hầu như không có. Chính những mặc cảm về lối sống cũng đã gây khó khăn trong điều trị.
- Người cao tuổi cũng có thể không muốn dùng thuốc vì tác dụng phụ hoặc chi phí phải bỏ ra.
- Ngoài ra, các bệnh lý tuổi già có thể gây trở ngại cho tính hiệu quả của các loại thuốc điều trị chống trầm cảm.
Thảo dược quý giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm ở người cao tuổi
Để việc điều trị trầm cảm được hiệu quả, bản thân người cao tuổi cũng cần biết chấp nhận, hiểu quy luật sự lão hóa của cơ thể theo tuổi tác, tránh các suy nghĩ và hoạt động thái quá, tránh thụ động ngồi không, biết tìm niềm vui trong các công việc đơn giản để có được tuổi già khỏe mạnh, thư thái. Ngày nay trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm hiệu quả, an toàn. Nhiều người đã sử dụng có kết quả tốt, đó là dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ hợp hoan bì. Hợp hoan bì là vị thuốc quý được các lương y sử dụng từ hàng nghìn năm nay trong các bài thuốc y học cổ truyền để giải trầm uất, có tác dụng an thần kinh và tăng cường lưu thông máu. Ngày nay, để tăng cường hiệu quả, các nhà khoa học đã sử dụng hợp hoan bì là thành phần chính kết hợp thêm 7 vị thuốc thảo dược khác bao gồm: Uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo, soy lecithin, vitamin PP. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu cho người bị trầm cảm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang – Hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe thần kinh
Sản phẩm Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như cao táo nhân, cao hồng táo, soy lecithin, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim,.. có công dụng tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần. Dùng cho những người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), stress, trầm cảm.
Và người làm việc lao động trí óc căng thẳng: học sinh, sinh viên ôn thi, những người lao động trí óc nhiều. Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày.
Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút và liên tục một đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ 024.38461530 – 024.37367519 - Hotline miễn cước 18006105. https://kimthankhang.vn/.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Phương Loan