Chóng mặt nên làm gì: Những lời khuyên thiết thực nhất

Chóng mặt được coi như là một ảo giác. Khi cơn chóng mặt xuất hiện, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay cuồng hoặc bản thân đang chuyển động dù thực tế bạn đang ngồi, đứng yên hay nằm yên. Dù nhiều người xem đây là bệnh vặt, bệnh tuổi già nhưng chóng mặt đang là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sống, có thể tạo ra những tai nạn hoặc chấn thương khi di chuyển cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Để hạn chế những nguy hiểm do những cơn chóng mặt bất ngờ gây ra, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp giúp làm giảm những cơn chóng mặt như sau:

Thủ thuật Epley

Theo nhiều nghiên cứu, các cơn chóng mặt kịch phát tư thế lành tính khi áp dụng thủ thuật Epley có thể mang lại hiệu quả đến 90%. Cốt lõi của thủ thuật này là đưa các tinh thể thính giác về đúng vị trí ban đầu. Để xác định bên nào bị bệnh, khi nghiêng người bên nào mà gây ra chóng mặt hơn thì bên đó bị bệnh.

Thủ thuật Epley gồm 5 bước. Đầu tiên, bệnh nhân ngồi trên giường và xoay đầu về phía bên bị bệnh sau khi ngửa cổ. Sau đó, bạn nằm xuống vẫn giữ đầu xoay và ngửa cổ từ 10 độ đến 20 độ. Tiếp đến, bạn xoay đầu 90 độ về phía không bị bệnh và giữ tư thế trong khoảng 20-30 giây cho đến khi hết chóng mặt. Bước tiếp theo, bạn làm lại động tác trên, xoay đầu 90 độ về phía không bị bệnh và quay cả thân mình, giữ tư thế này vẫn trong khoảng thời gian 20-30 giây cho đến khi hết chóng mặt. Bước cuối cùng, bạn về tư thế ngồi thẳng, để cổ gập trong khoảng 20-30 giây.

Bài tập của Brandt-Daroff

Người bệnh bắt đầu ở tư thế ngồi thẳng lưng. Sau đó, bạn nằm thẳng ra, đầu để nghiêng 45 độ, giữ tư thế trong 30 giây rồi ngồi dậy. Động tác này được thực hiện lại, lần này đầu xoay sang bên đối diện và tiếp tục lặp lại trong 5 lần.

Đổi sang tư thế lăn người, lúc này, người bệnh ở tư thế nằm thẳng, hai tay thẳng lên trên đầu. Bạn tiếp tục lăn người qua trái, rồi qua phải và lặp lại 5 lần.

Tiếp tục với tư thế ngồi, người bệnh duỗi 2 chân ra trước với tư thế thẳng lưng. Sau đó, bạn cúi đầu xuống, cố găng để mũi chạm đầu gối bên trái, rồi tiếp tục ngẩng đầu lên, gập người cho mũi chạm đầu gối bên phải. Thực hiện động tác này 5 lần.

Cuối cùng, bạn đứng thẳng lên, cố gập người xuống nhặt độ vật ở trước mặt, lặp lại động tác này 5 lần.

Biện pháp dùng thuốc có thành phần chính là axit amin isoleucine
Biện pháp dùng thuốc có thành phần chính là axit amin isoleucine

Acetyl-DL-Leucine là một loại axit amin thiết yếu có khả năng làm cắt cơn chóng mặt hiệu quả và nhanh chóng giúp đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của bệnh nhân. Cơ chế tác dụng của thuốc giúp tiền đình ổn định, không bị kích thích bởi tác nhân bên ngoài, nhanh chóng khống chế được cơn chóng mặt. Thuốc được dùng phổ biến dưới cả dạng tiêm tĩnh mạch và dạng uống, đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh để dập tắt nhanh các cơn chóng mặt hiệu quả. Nếu cơn chóng mặt kéo dài, người bệnh cần đến bác sĩ để xác định căn nguyên của bệnh để có giải pháp điều trị chống tái phát. Nếu chỉ là những cơn chóng mặt lành tính bộc phát, Acetyl-DL-Leucine đang là lựa chọn hàng đầu của người bệnh để cắt cơn chóng mặt, kết hợp với những bài tập, thủ thuật như trên để cải thiện chất lượng sống.

Chóng mặt nên làm gì: Những lời khuyên thiết thực nhất - 2