Chọn và “xử lý” rau quả mùa khô
Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn mùa mưa (do trong mùa mưa, nước mưa sẽ làm trôi bớt thuốc sót lại trên rau quả). Vì vậy, chúng ta cần thận trọng với những loại rau ăn lá hoặc trái cây không phải gọt vỏ.
Cách chọn rau quả:
- Rau quả còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.
- Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.
- Không có mùi vị lạ.
- Một số loại rau quả bên trong đã bị hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản.
- Tránh mua rau quả gọt và cắt sẵn, ngâm nước ở chợ, vì ngoài nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hòa lẫn hóa chất độc hại để giữ vẻ trắng, giòn, các sinh tố có trong rau tươi như sinh tố C dễ bị hòa tan và mất đi trong nước ngâm.
Bí, bầu, mướp… là những rau quả an toàn hơn rau muống nước, cải xoong, xà lách, tần ô, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, ổi, mận... do có lớp vỏ bảo vệ. |
Giảm nguy cơ ngộ độc từ rau quả
- Trong điều kiện hiện nay, để giảm lượng thuốc trừ sâu, hóa chất còn sót lại trên rau quả: cần rửa thật nhiều nước.
- Ngâm kỹ, rửa sạch, rửa từng lá, nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi. Riêng đối với loại rau ăn lá nhỏ cải xoong, rau dền cơm, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 muỗng cà phê muối để sâu bọ, côn trùng bò ra khỏi các kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.
- Ngâm kỹ, rửa rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước nếu có thể để loại trừ phần lớn thuốc bảo vệ thực vật tồn dư.
TheoTrung tâm TT&GD Sức khỏe TPHCM/PNO