Cảnh giác bệnh lý "gõ cửa" dân văn phòng

Trường Thịnh

(Dân trí) - Mưa không đến mặt nắng không tới đầu, nhưng dân văn phòng vẫn phải đối mặt với loạt nguy cơ sức khỏe như thoái hóa xương khớp, mỡ máu, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là ung thư.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dân văn phòng và bào mòn sức khỏe từng ngày.

Hệ cơ xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng do tư thế ngồi

‏Nhiều người làm việc trong môi trường văn phòng thường có thói quen ngồi một chỗ cả ngày, thậm chí ngồi sai tư thế. Việc ngồi tại chỗ suốt 8 tiếng đồng hồ đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ xương khớp của cơ thể.

N.T.T (24 tuổi) là nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: "Phần lớn thời gian ở văn phòng, mình rất lười vận động, trừ khi đứng dậy đi vệ sinh. Gần đây thì mình bắt đầu cảm thấy cơ thể đau nhức, nhất là vùng cổ vai gáy và thắt lưng".

Việc ngồi lâu tạo áp lực lên lưng dưới và cột sống. Do vậy ngồi càng lâu thì áp lực đè lên các đốt sống càng lớn từ đó gây nên tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng. Không những vậy, duy trì cổ ở một tư thế bất động trong thời gian dài sẽ khiến máu kém lưu thông, lâu ngày dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.

Thêm vào đó, căng thẳng trong công việc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự căng cứng cơ bắp, nhất là vùng cổ và lưng. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên dễ dẫn đến đau vùng lưng và cổ vai gáy mãn tính. Vấn đề trên sẽ càng nguy hiểm hơn nếu ngồi không đúng tư thế, lâu ngày sẽ dẫn đến vẹo đốt sống cổ, đốt sống lưng dẫn đến đau thắt lưng, đau vai gáy,…

Việc ngồi lâu quá mức còn dẫn đến các vấn đề như tuần hoàn máu kém, thoái hóa cơ, yếu xương, tĩnh mạch giãn và đôi khi còn có thể dẫn đến chứng loãng xương.

Cảnh giác bệnh lý gõ cửa dân văn phòng - 1
Đau xương khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp ở dân văn phòng (Ảnh: Freepik).

Rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý đường tiêu hóa dần hình thành

Ngoài việc gây nên các bệnh lý cơ xương khớp, việc ngồi lâu kết hợp với thói quen ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, dẫn đến rối loạn mỡ máu, rối loạn đường huyết, thừa cân béo phì,... Thói quen ăn uống không khoa học này có thể kể đến như sử dụng nhiều các chất kích thích như caffeine, nước ngọt có ga, hay sử dụng những thực phẩm có hại có sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp.

Ngoài ra, theo bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân - Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, nhân viên văn phòng còn phải đối mặt thường xuyên với các bệnh lý hệ tiêu hóa như là rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi hay hội chứng ruột kích thích,...

Lý giải cho điều này, bác sĩ Lân cho biết, ngồi lâu và thiếu vận động là nguyên nhân khiến nhu động ruột, dạ dày ngày một yếu đi. Tư thế ngồi khiến không gian vùng bụng bị thu hẹp lại dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa. Đồng thời dịch tiêu hóa cũng giảm dần dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Điển hình như chứng đầy bụng, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, điều này khiến nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể hạn chế, sức khỏe ngày càng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, dân văn phòng thường có thói quen ăn vặt, điều này khiến hệ tiêu hóa phải chịu gánh nặng khi xử lý thức ăn vặt giữa các bữa. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, những món ăn vặt thường ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều calo, đường, tinh bột, nhiều dầu mỡ và có thể chứa nhiều phụ gia độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

Một số chất ổn định màu như nitrit (NaNO2), nitrat sodium (NaNO3) có trong các món đồ ăn vặt có thể chuyển hóa thành hợp chất nitrosamine gây ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.

Việc ăn vặt thường xuyên của dân văn phòng cũng khiến lượng mỡ thừa tích tụ ngày một nhiều. Nếu không được giải phóng để đào thải ra ngoài, các mô mỡ này sẽ ngày một tăng và là nguyên nhân khiến lượng estrogen tăng cao, làm thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Cảnh giác bệnh lý gõ cửa dân văn phòng - 2

Thói quen ngồi nhiều ít vận động cùng chế độ ăn uống không lành mạnh đã khiến nhiều người gặp vấn đề sức khỏe (Ảnh: TCI).

Giải pháp cứu cánh cho sức khỏe của dân văn phòng

Để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa khi làm việc văn phòng, bác sĩ Lân khuyến cáo mỗi người nên cần thay đổi và tự xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, bạn cần có ý thức quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách ngồi làm việc đúng tư thế, nên đứng dậy vận động khoảng từ 45 đến 60 phút/lần.

Ngoài ra, việc tăng cường vận động, thể dục thể thao kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung rau xanh và các vitamin trong trái cây sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ bằng việc tạo thêm những thói quen lành mạnh, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của cơ thể.

Bên cạnh đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hằng năm cũng là cách dự phòng sức khỏe tốt giúp nhân viên văn phòng phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lý. Từ việc thăm khám, mỗi người sẽ có phương pháp xử lý, điều chỉnh chế độ sinh hoạt tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, hoạt động này còn giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh, nhất là các dấu hiệu tiền ung thư. Điều này sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Bởi lúc này các dấu hiệu chỉ ở giai đoạn nhẹ, chưa có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và có thể điều trị dứt điểm. Qua đó chặn đứng mọi biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo được sức khỏe cũng như năng suất, hiệu quả làm việc.

Hành động vì sức khỏe của bạn hôm nay với các gói tầm soát sức khỏe tại Hệ thống Y Thu Cúc TCI. Với lợi thế đa dạng các gói thăm khám, khách hàng có thể lựa chọn cho mình gói khám phù hợp nhất cho bản thân. Thông tin chi tiết về dịch vụ tại đây.

Thông tin liên hệ:

Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 55 88 96

Hotline: 0904 97 0909