Canh cá chép tốt cho bệnh nhân ung thư gan

Khi bị bệnh ung thư gan, các chứng ung thư khác có liên quan đến gan hoặc khi điều trị hóa liệu hoặc xạ trị liều cao thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan, xuất hiện triệu chứng vàng da và cổ trướng.

 
Lúc này ăn canh cá chép rất tốt.

Cá chép là một loại thực phẩm rất tốt, trong sách “Thần nông bản thảo kinh” xếp cá chép vào danh sách thượng phẩm. Về dược tính, cá chép ngọt bình, vừa có thể bổ âm, vừa có thể bổ dương. Cá chép có thể là dược liệu để điều trị các chứng huyền tích, khí khối, phục lương, tất cả những cách gọi này đều bao hàm trong đó ý là khối u. Cho nên những bệnh nhân mắc ung thư nếu ăn cá chép thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ và phụ trợ điều trị.

Theo y học hiện đại, trong mỗi 100g thịt cá chép tươi có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se.

Về mặt dược học cổ truyền, cá chép vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Bất kể ai có các chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, bí tiểu, hoàng đản (vàng da) và thai nghén phù thũng đều có thể dùng. Đối với những người đàm nhiều ứ tắc, ho suyễn khó thở, thai động bất an, thiếu sữa sau khi sinh cũng có tác dụng điều trị nhất định. Cá chép thích hợp hơn cho người luống tuổi, phụ nữ thai nghén cần tẩm bổ sau khi sinh.

Với bệnh nhân ung thư, cá chép có thể cải thiện triệu chứng buồn nôn, rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư tâm vị, ung thư môn vị, có tác dụng phụ trợ điều trị rất tốt với bệnh nhân ung thư đường ruột. Cá chép có thể trị vàng da rất tốt với người bị vàng da do ung thư gan, ung thư túi mật, ung thư tuyến tụy và thanh thấp nhiệt, có lợi cho người mắc bệnh ung thư có bợ lưỡi vàng nhầy, sốt nhẹ.

Ngoài ra, cá chép còn giúp lợi tiểu, tiêu thủng. Những bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư nếu bị cổ trướng nên thường xuyên ăn cá chép rất có lợi cho sức khỏe. Người ta còn lấy cá chép để chế biến thành một bài thuốc: Mổ bụng cá chép bỏ nội tạng nhồi xa tiền tử, mộc hương vào trong bụng cá, rồi cho cá vào nồi nấu canh ăn. Món này có thể điều trị được chứng bệnh cổ trướng.

Món cá chép sốt: Lấy cá chép cái thành khúc, bắc chảo dầu lên bếp, cho xì dầu, rượu vào đun cho đến khi chín là được. Món này rất dễ chế biến làm thức ăn hằng ngày.

Canh cá chép chua cay: Chiên qua cá chép rồi cho cá vào nồi đất, đổ nước vào nồi nấu, nêm ít giấm, xì dầu, bột ngọt, rượu, đường, muối, ớt, bắc lên bếp nấu chín là có thể ăn được. Có thể cho vào canh một ít đậu xanh, miến ăn cũng rất ngon.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)