Các loại thực phẩm dễ gây độc

Một số loại thực phẩm quen thuộc như khoai mì (sắn), măng le, nấm… chứa độc tố, có thể gây nguy hiểm nếu không biết loại bỏ chất độc trước khi nấu nướng.

Sắn và măng

 

Hai loại thực phẩm này chứa axit xyanhydric, một chất độc rất mạnh, có thể gây ra cái chết nhanh chóng...

 

Đề phòng: Không ăn sắn đắng, bỏ vỏ và hai đầu. Ngâm củ trong nước một thời gian để axit xyanhydric hòa tan vào nước. Luộc cho đến khi sôi, mở nắp nồi để hơi axit thoát ra ngoài.

 

Nấm

 

Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất khoáng, chất xơ (như nấm mèo, nấm rơm). Bên cạnh nấm trồng, nhiều người còn thu hái nấm hoang mọc trên cành cây, gỗ mục và đôi khi gặp nấm độc. Khi ăn phải nấm độc, bệnh nhân thường đau bụng, nôn ói, co giật, có thể dẫn tới tử vong.

 

Đề phòng: Cần loại bỏ những loài nấm lạ, nhất là các nấm có màu sắc sặc sỡ.

 

Thịt cóc

 

Chất độc bufotoxin gây chết người có trong mụn cóc, trứng, mật, gan và da cóc.

 

Đề phòng: Làm sạch, bỏ đầu, 4 chân, lột da, không để chất nhớt dính vào, mổ bụng bỏ hết phủ tạng. Rửa thịt cóc ở vòi nước chảy để loại hết các chất độc còn sót lại.

 

Cá nóc: Đây là loài cá rất độc, tốt nhất không nên ăn.

 

Củ dền

 

Nhiều bà mẹ, muốn “bổ máu” cho con nên nấu nước củ dền pha với sữa cho con bú, dẫn đến ngộ độc nitrat-nitrit. Nhiều bé dưới 4 tháng tuổi phải nhập viện với tình trạng tím tái toàn thân, khó thở, hôn mê, bất tỉnh.

 

Ngũ cốc mốc, hoa quả dập

 

Có nhiều loại vi nấm ký sinh trên cây, hạt..., mắt thường khó nhìn thấy nhưng chúng gây độc cho cơ thể. Nấm thường bám vào thực phẩm, ngũ cốc như các loại bắp, gạo bị ẩm ướt, nhất là lạc.

 

Đề phòng: Giữ ngũ cốc trong môi trường khô. Không sử dụng các trái cây dập nát; loại bỏ các mắt dứa, không ăn các loại hạt bị biến màu.

 

Theo Đẹp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm