Bước tiến trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Malaysia
(Dân trí) - Malaysia là một trong những điểm đến cho du khách quan tâm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm các phương pháp điều trị, hỗ trợ sinh sản.
Một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sức khỏe sinh sản chính là tỷ lệ thụ thai thành công cao ở Malaysia, nhất là với phụ nữ trung niên còn khả năng sinh sản, khỏe mạnh và khao khát có con.
Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công này nằm ở khả năng chọn lọc phôi khỏe mạnh và việc sàng lọc di truyền của các bệnh viện phụ sản. Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sunfert (Sunfert) là một trong những bệnh viện điều trị hiếm muộn đầu tiên ở Malaysia ứng dụng phương pháp PGT dựa trên nền tảng của giải trình tự thế hệ mới, với độ chính xác cao hơn.
Ông Lim Lei Jun, Giám đốc Y khoa kiêm bác sĩ chuyên khoa Hiếm muộn và Vô sinh của Bệnh viện Sunfert cho biết, tuy phương pháp PGT chưa được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng lại rất phổ biến ở Malaysia. Hiện, Bệnh viện Sunfert cũng có triển khai phương pháp điều trị mới Karyomapping.
"Điều này mang đến cho chúng tôi một nền tảng để thực hiện PGT cho các bệnh đơn bội (PGT-m) và PGT cho các bệnh dị bội (PGT-a) cùng một lúc, ông Lim Lei Jun nói.
Một trung tâm hỗ trợ sinh sản khác cũng ứng dụng PGT là Trung tâm Sinh sản Sunway. "Xét nghiệm được các nhà di truyền học thực hiện ngay cơ sở của chúng tôi. Sau đó, các chuyên gia sẽ cung cấp một báo cáo toàn diện và làm rõ đâu là phôi nguyên bội, tức là các phôi bình thường về mặt di truyền. Với quy trình này, tỷ lệ mang thai tăng lên đáng kể, bác sĩ Kannappan Palaniappan -Giám đốc lâm sàng, Hội chẩn chuyên khoa Sản -Phụ khoa - Hiếm muộn và Vô sinh của trung tâm Sunway chia sẻ.
Trung tâm chuyên về Sinh sản và Phụ nữ TMC gần đây đã giới thiệu dịch vụ sàng lọc nhằm kiểm tra bất kỳ tính trạng di truyền nào có thể góp phần gây vô sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Bác sĩ Navdeep Singh Pannu - Giám đốc Y khoa của TMC, cho biết: "Quy trình sàng lọc đột phá Fertility GeneCode cho phép chúng tôi xác định bất kỳ vấn đề di truyền nào mà cặp vợ chồng có thể gặp phải khiến họ không thể thụ thai, cũng như xác định các loại thuốc thích hợp hơn cho mỗi cặp vợ chồng và phương pháp điều trị nào cần tránh".
Trong khi đó, Bệnh viện Phụ sản Alpha IVF & Women's Specialists (Alpha) đã ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng cải thiện 25% độ chính xác cho phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) ở Malaysia vào năm 2020. Công nghệ này tạo điều kiện lựa chọn phôi khỏe mạnh để tăng khả năng thụ thai, cũng như đảm bảo cho mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Bà Adelle Lim, Trưởng nhóm nghiên cứu phôi học của Alpha cho biết: "Tôi rất phấn khởi khi nhắc về trường hợp thành công đầu tiên của chúng tôi. Vào năm 2021, nhờ vào công nghệ AI này, chúng tôi đã giúp một cặp vợ chồng vỡ òa hạnh phúc khi có thể trở thành bố mẹ. Và quan trọng hơn hết, một cột mốc mới đã được ghi nhận khi chúng tôi chào đón đứa trẻ đầu tiên được sinh ra khỏe mạnh nhờ sử dụng AI ở Đông Nam Á".
Malaysia đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống quản lý chất lượng của RTAC, bao gồm kiểm soát quá trình, năng lực của nhân sự chủ chốt và các yêu cầu về dịch vụ.
"Hiện tại, những du khách quan tâm đến chăm sóc sức khỏe có thể đến khám chữa bệnh tại Malaysia. Malaysia Healthcare mong muốn mang đến những bước tiến giúp các bậc cha mẹ muốn có con đến gần hơn với ước mơ của mình", ông Mohd Daud Mohd Arif, Tổng giám đốc Điều hành của Hội đồng Du lịch Chăm sóc sức khỏe Malaysia (MHTC) cho biết.
Hội đồng Du lịch Chăm sóc Sức khỏe Malaysia (MHTC) là một cơ quan Chính phủ với trọng trách quản lý lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe của đất nước. Được thành lập vào năm 2009, MHTC có trách nhiệm hợp lý hóa các công ty và các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành để tạo điều kiện và phát triển ngành du lịch chăm sóc sức khỏe của quốc gia với mục tiêu đưa Malaysia trở thành điểm đến quốc tế hàng đầu về chăm sóc sức khỏe với thương hiệu Malaysia Healthcare.
Thông tin chi tiết truy cập https://malaysiahealthcare.org/.