Bí ẩn chất độc giết chết nhà lãnh đạo Yasser Arafat

(Dân trí) - Mặc dù số người chết do nhiễm độc poloni chỉ đếm trên đầu ngón tay, song chất này sẽ tác dụng nhanh chóng và gây chết người với liều cao vật liệu phóng xạ có thể được tìm thấy.

Những điều chưa biết về chất độc giết chết nhà lãnh đạo Yasser Arafat

Poloni là một trong những yếu tố hiếm nhất trong tự nhiên, với 10g urani chỉ chứa nhiều nhất là khoảng một phần tỷ gam poloni.

 

Chất này cũng là một sát thủ giết người vô hình và thầm lặng.

 

Trước khi các nhà khoa học Thụy Sĩ kết luận rằng nhà lãnh đạo Palestin, Yasser Arafat, chết năm 2004 do nhiễm độc poloni, thì chất này đã được cho là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều nhà khoa học.

 

Mặc dù nhận được sự chú ý lớn của truyền thông trong những năm gần đây, song chỉ có rất ít người chết do nhiễm độc poloni.

 

Loại vật liệu có hoạt tính phóng xạ cao này còn được gọi là Radium F, rất hiếm gặp bên ngoài các phòng thí nghiệm quân đội và khoa học.

 

Tuy hiếm nhưng nguyên tố á kim tự nhiên này cũng được tìm thấy trong quặng urani phát ra các tiểu phân alpha mang điện tích dương vô cùng nguy hại.

 

Trong đời sống hằng ngày, poloni tồn tại với liều lượng nhỏ trong đất và khí quyển, và thậm chí cả trong cơ thể người với hậu quả không đáng kể. Liều lượng nhỏ chất này cũng được tìm thấy trong thuốc lá, do đất trồng và phân lân bón cho cây thuốc lá.

 

Bức xạ alpha của poloni được sử dụng trong nghiên cứu và y học, cũng như làm nguồn nhiệt cho các khoang của tàu vũ trụ, song ở dạng này poloni rất khó gây nhiễm độc.

 

Tuy nhiên, ở liều cao, chất này rất độc và nếu ăn hoặc hít phải, nó gây tổn thương các mô và cơ quan trong cơ thể.

 

Rất khó chẩn đoán nhiễm độc poloni trước khi yếu tố phóng xạ phát huy độc tính chết người của nó.

 

Poloni được hai nhà bác học Marie và Pierre Curie tìm ra năm 1898 trong khi nghiên cứu tại Pháp về nguyên nhân hoạt tính phóng xạ của khoáng chất pitchblende, loại quặng chính của urani.

 

Marie Curie đã đặt tên cho cho chất mới này theo tên của quê hương bà là Ba lan (Poland), lúc đó còn đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga, Phổ và Áo và chưa được công nhận là một quốc gia độc lập.

 

Khám phá của hai nhà bác học này về poloni, radi và nghiên cứu của họ về phóng xạ đã giúp Marie và Pierre Curie đoạt giải Nobel vật lý năm 1903 cùng với nhà khoa học Pháp Antoine Becquerel.

 

Giống như nhiều nhà nghiên cứu tiên phong khác trong lĩnh vực phóng xạ, Marie Curie qua đời năm 1934 ở tuổi 67 do bệnh bạch cầu mà nguyên nhân là do xử lý nhiều vật liệu phóng xạ.

Tuy nhiên chưa rõ bà có phải là nạn nhân đầu tiên của poloni hay không.

 

Người ta tin rằng con gái của Marie và Pierre Curie là Irene Joliot-Curie, bị chẩn đoán bệnh bạch cầu năm 1946 sau một thời gian dài đau ốm cũng là một nạn nhân của poloni sau khi một viên nang chứa nguyên tố này bị vỡ trong phòng thí nghiệm của bà.

 

Thùy Linh

Theo channelnewsasia