1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Quan trọng nhất là khám sàng lọc, kiểm soát bệnh!

(Dân trí) - Theo TS Chu Thị Hạnh, Phó trưởng khoa Hô hấp (BV Bạch Mai), việc sàng lọc phát hiện sớm và kiểm soát, theo dõi bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) rất có ý nghĩa với việc phòng nguy cơ bệnh tiến triển nhanh cũng như xuất hiện các đợt cấp nguy hiểm của phổi tắc nghẽn mãn tính.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Quan trọng nhất là khám sàng lọc, kiểm soát bệnh!

Phát hiện sớm, can thiệp sớm, yếu tố bệnh nặng càng giảm đi, giảm nguy cơ mắc những đợt cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người bệnh

 
Sàng lọc để phát hiện sớm

 

Trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản. Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tổ chức khám, tư vấn miễn phí về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cho người dân Khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

 

“Rất nhiều người có những yếu tố nguy cơ mà không biết mình bị bệnh để được can thiệp sớm, dẫn đến nhập viện trong tình trạng rất nặng. Vì thế, trong những đợt khám tình nguyện, chúng tôi luôn liệt kê kỹ các yếu tố nguy cơ để người bệnh có thể nhìn vào đó, tự đánh giá mình có nguy cơ như thế nào để đi khám bệnh. Mỗi năm, thông qua hai đợt khám, bệnh viện Bạch Mai đã sàng lọc được hơn 1.000 bệnh nhân, trong đó quá một nửa số bệnh nhân tới khám được phát hiện mắc COPD”, TS Hạnh nói.

 

Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo những người có ít nhất một trong số các yếu tố nguy cơ sau nên đi khám để sàng lọc bệnh COPD: Hút thuốc lá, thuốc lào > 10 năm; Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm;   Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp; Khó thở nặng dần theo thời gian;  Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm;   Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng; Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng; ) hoặc mắc hen phế quản.

 

Ngoài việc khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh nhân, BV Bạch Mai cũng thường xuyên tổ chức các buổi mít-tinh, treo các băng rôn, khẩu hiệu với nội dung tuyên truyền dự phòng các yếu tố nguy cơ cho người bệnh. Ngoài ra, cũng có những hoạt động truyền thông để cung cấp những thông tin về bệnh COPD cho người bệnh, từ việc phát hiện các yếu tố nguy cơ, triệu chứng đến việc sử dụng thuốc như thế nào cho đúng.

 

Không chỉ cung cấp thông tin về bệnh học mà các bác sĩ cũng sẽ có những hướng dẫn chi tiết để làm sao người bệnh có thể chuyển BHYT thuận lợi nhất đến các cơ sở y tế có khả năng phát hiện, điều trị và kiểm soát bệnh COPD. Hiện phía Bắc có 25 tỉnh tham gia dự án, mỗi tỉnh đều có phòng quản lý bệnh COPD, hướng dẫn cụ thể người bệnh về chuyên môn, hướng dẫn thủ tục chuyển BHYT.

 

Tăng năng lực phát hiện bệnh cho tuyến cơ sở

 

Theo TS Chu Thị Hạnh, việc khám sàng lọc tập trung trong 2 đợt là không thể xuể so với số lượng bệnh nhân COPD ngoài cộng đồng. Vì thế, Dự án Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản cũng tập trung trong việc đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở (25 tỉnh tham gia dự án) để họ đủ năng lực phát hiện, điều trị bệnh. Trong 3 năm qua đã đào tạo được số lượng lớn các bác sĩ tại các địa phương, trung bình khoảng trên 70% bác sĩ tại tỉnh tham gia dự án có khả năng chẩn đoán, phát hiện bệnh. Đặc biệt có địa phương đào tạo được gần 100 bác sĩ đủ khả năng phát hiện bệnh nhân, đưa bệnh nhân về quản lý. Các địa phương này cũng duy trì việc tổ chức khám sàng lọc thường xuyên để phát hiện sớm người bệnh, hướng dẫn bệnh nhân điều trị, quản lý.

 

Ngoài ra, tại BV Bạch Mai cũng thành lập CLB Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính, sinh hoạt mỗi quý một lần để bệnh nhân được tham gia trao đổi, giao lưu với bác sĩ, được nhắc lại những vấn đề bệnh lý, khuyến cáo mới, cách sử dụng thuốc. Tham gia CLB, người bệnh cũng được trao đổi, giao lưu với những người bệnh cùng cảnh, giúp họ có thêm độc lực chiến đấu với bệnh tật.

 

Theo TS Hạnh, sai lầm phổ biến của người bệnh COPD, hàng đầu là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân rất là kém. Bệnh nhân sau khi được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn 1 tháng tái khám trở lại để được kê đơn mới nhưng bệnh nhân thường không tái khám lại. Vì nhiều lý do, trong đó lý do không có điều kiện đi khám, kinh tế. Cũng có những bệnh nhân mua lại thuốc cũ để sử dụng, nhưng cũng có những bệnh nhân nghĩ rằng chỉ cần một đơn là khỏi, bệnh nhân cho rằng điều trị ở viện là khỏi rồi, không phải quay lại nữa.

 

Các dụng cụ cấp thuốc giãn phế quản, những thuốc tốt, ưu tiên loại 1 là phun, xịt, hít, khí dung, là những thuốc duy trì cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lại được để trong những dụng cụ riêng biệt, đòi hỏi phải được hướng dẫn. người bệnh phải biết sử dụng đúng dụng cụ đó. Ví như phải thở ra hết rồi vặn bình, ngậm hít hết sức mạnh (có loại hít chậm, sâu kéo dài, lắc bình trước khi xịt… bệnh nhân quên không lắc. Ví như bình xịt liều định chuẩn động tác xịt và hít phải đồng thời, nhiều bệnh nhân quên lắc trước khi xịt, thuốc không đều, thành phần chính thuốc không vào bên trong. Có người nhớ lắc nhưng động tác xịt, hít không đồng thời, thuốc bay ra goài, quên không nín thở 10 giây sau xịt.

 

Gặp nhiều bệnh nhân kiểm soát không hiệu quả vì dùng thuốc không đúng cách, bệnh nhân nhập viện thường xuyên vì đợt cấp. Ngoài chuyện bệnh nhân, bác sĩ cũng nắm vững việc sử dụng bình xịt, nếu không đúng bệnh nhân không dùng được. Ví như có người bệnh lực hít không đủ mạnh nhưng lại kê bình xịt loại cần lực hít, bệnh nhân sẽ không hít được thuốc, thuốc nằm ở cổ họng không bay xuống được phế quản. Có những bệnh nhân kê đơn có những loại thuốc có bình hít riêng, phải kê thêm vào đơn, nhưng không hướng dẫn, nhiều bệnh nhân chuyển từ hít sang uống.

 

Vì thế, website http://benhphoitacnghen.com có đầy đủ các mục hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn phát hiện bệnh để họ thấy có nguy cơ tới khám, phát hiện bệnh từ đó có hướng điều trị. Ngược lại, phía bác sĩ cũng phải được đào tạo, khi đó mới chẩn đoán được, mới thu hút được bệnh nhân đến và bác sĩ cũng có thể tham khảo các thông tin tại trang web này.

 

Theo TS Hạnh, việc phát hiện sớm bệnh COPD rất quan trọng. Được phát hiện sớm, điều trị sớm thì sẽ làm chậm tốc độ suy giảm chức năng hô hấp, chức năng hô hấp được duy trì tốt trong thời gian dài cũng sẽ kéo dài được thời gian sống. Tiến triển tự nhiên, bệnh tiến triển nặng theo thời gian, nhưng điều trị sớm, duy trì tốt, kéo dài thời gian sống. Điều trị sớm sẽ can thiệp không thuốc (loại bỏ các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào..)khám, phát hiện và điều trị. Can thiệp khác như tập phục hồi chức năng hô hấp, tiêm vắc xin phòng cúm, chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp…. là những yếu tố cải thiện bệnh. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, yếu tố bệnh nặng càng giảm đi, giảm nguy cơ mắc những đợt cấp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người bệnh.

 

Băng Thu