Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao?

(Dân trí) - Gan là một trong những cơ quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa và tích trữ chất béo.

Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao? - 1

Tuy nhiên, việc hấp thu quá nhiều những thức ăn giàu Cholesterol sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn hoặc dẫn đến hiện tượng ứ đọng chất béo. Theo thời gian, hàm lượng chất béo này tăng lên gây bệnh. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Ở thời điểm ban đầu, tình trạng gan nhiễm mỡ hoàn toàn không có bất kỳ tác động nào đến sức khỏe bệnh nhân. Chính vì thế, phần lớn mọi người thường không thể nhận biết bệnh sớm hoặc điều trị bệnh ngay trong giai đoạn đầu tiên. Thực tế, bệnh nhân chủ yếu vô tình phát hiện bệnh khi khám sức khỏe hoặc thực hiện một xét nghiệm nào đó. Ngoài ra, nhiều người còn có suy nghĩ thờ ơ vì cho rằng bệnh lý này không nghiêm trọng.

Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao? - 2
Tình trạng gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Theo bác sĩ, mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người tùy vào tình trạng tích tụ mỡ trong gan nhiều hay ít. Do đó, nếu bệnh nhân phát hiện và tích cực điều trị sớm theo đúng phác đồ của bác sĩ chỉ dẫn thì vẫn có thể hồi phục. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% bệnh nhân mắc bệnh dẫn đến suy giảm chức năng gan hoặc nghiêm trọng hơn là xơ gan. Vậy tình trạng gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Dựa vào tỷ lệ mỡ ứ đọng ở gan mà người ta chia bệnh lý này thành các cấp độ sau đây:

Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bệnh ở cấp độ 1 nếu trọng lượng của mỡ chiếm khoảng 5 - 10% so với tổng trọng lượng của gan. Đồng thời, các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ở cấp độ 1 vẫn chưa thực sự rõ rệt do tình trạng bệnh nhẹ, lành tính và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện bệnh. Theo bác sĩ, người bệnh nên vận động thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các phương pháp của phác đồ điều trị để cải thiện sức khỏe.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 thường được nhận biết bằng cách kiểm tra tỷ lệ mỡ tồn tại bên trong gan. Ở giai đoạn này, hàm lượng mỡ tích tụ ở gan đã tăng lên đến 10 - 25% so với tổng trọng lượng của gan. Sự gia tăng lượng mỡ cũng đồng nghĩa mỡ đã lan rộng sang cơ hoành cũng như các mô gan. Mặc dù mức độ nguy hiểm ở giai đoạn này vẫn chưa nhiều nhưng nếu bệnh nhân không được chữa trị thì bệnh tình sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.

Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao? - 3

Lượng mỡ bắt đầu lan rộng ra các mô gan.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể bắt đầu nhận thấy được một số triệu chứng bất thường của cơ thể như đầy bụng, chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, ăn uống khó tiêu,… Tuy nhiên, các triệu chứng này khá phổ biến với nhiều vấn đề sức khỏe khác nên mọi người thường ít quan tâm khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn. Đặc biệt, người bệnh nên tuyệt đối không sử dụng rượu, bia cũng như tăng cường tập luyện thể dục, bổ sung thực phẩm có lợi giúp gan hoạt động tốt hơn.

Gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Khi hàm lượng mỡ đã chiếm hơn 30% tổng trọng lượng của gan cũng là thời điểm bệnh gan nhiễm mỡ đã bước sang cấp độ 3. Nếu người bệnh thực hiện xét nghiệm có thể nhận thấy rõ rệt sự xâm lấn của mỡ tại gan. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân cũng xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như vàng mắt, sụt cân, đau tức vùng hạ sườn phía bên phải, u mạch nổi lên trên da,...

Bệnh lý này có thể khiến nam giới bị rối loạn cương dương, tuyến vú phát triển hoặc nặng nề hơn là teo tinh hoàn vào giai đoạn cấp độ 3. Đối với nữ giới, bệnh nhân thường gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến kinh nguyệt, điển hình như rối loạn hoặc tắc trong kinh. Tình trạng gan nhiễm mỡ độ 3 cũng là giai đoạn cuối cùng và là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Khi bệnh tình đã chuyển biến sang giai đoạn này thì cơ hội phục hồi và điều trị dứt điểm dường như rất thấp. Một số trường hợp diễn tiến nặng dẫn đến xơ gan, ung thư gan hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao? - 4

Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối của bệnh.

Các giải pháp chữa trị bệnh gan nhiễm mỡ

Ngoài thắc mắc gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ thì độc giả còn muốn tìm hiểu thêm một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh lý này. Thực tế, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị đối với tình trạng gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ? Điều trị bệnh ra sao? - 5

Bệnh nhân nên giảm cân để giảm tổn thương cho gan.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng mức độ nhiễm mỡ trong gan có thể được cải thiện nếu bệnh nhân tích cực điều trị bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Chẳng hạn như:

- Bổ sung vitamin E: đối với những đối tượng bị gan nhiễm mỡ không liên quan đến bệnh tiểu đường thì việc bổ sung thêm vitamin E có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tổn thương ở cơ quan này. Tuy nhiên, những đối tượng như người có tiền sử bị ung thư tiền liệt tuyến, người mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân nam thì không nên dùng vitamin E. Ngoài ra, bạn cũng không được lạm dụng nguồn vitamin này với liều dùng vượt quá 800UI/ngày vì chúng có thể khiến tính mạng bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.

- Giảm cân: đối với những bệnh nhân bị thừa cân, béo phì thì việc giảm cân cũng giúp gan giảm bớt tổn thương, áp lực cũng như cải thiện sức đề kháng của Insulin. Với những trường hợp bệnh tình tiến triển nặng nhưng người bệnh không thể hoàn thành mục tiêu giảm cân trong 6 tháng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt đi một phần dạ dày và nối vị tràng.

- Omega 3: hàm lượng acid béo có trong omega 3 có thể giúp bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu: bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng một số loại statin nhưng không có tác dụng chuyển hóa kéo dài tại gan, điển hình như Pravastatin, Rosuvastatin,...

Với những thông tin hữu ích trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ. Ngoài ra, mọi người còn được chia sẻ chi tiết về các đặc trưng ở từng giai đoạn của bệnh để dễ dàng theo dõi và nhận biết bệnh.