Bạn có thường xuyên lo lắng và dễ cáu kỉnh?
(Dân trí) - Nếu câu trả lời là có thì hẳn bạn đang là một trong 18% dân số mắc hội chứng rối loạn lo âu.
Hội chứng rối loạn lo âu bao gồm các bệnh như: sang chấn tâm lý, sự ám ảnh và cảm giác bị ép buộc cũng như sự hốt hoảng. Rối loạn lo âu thường thể hiện qua sức khỏe tinh thần và cần được điều trị bằng thuốc, bằng liệu pháp trò chuyện và thay đổi lối sống.
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu đôi khi có thể không chính xác, chỉ là một giai đoạn stress nhất thời. Chúng ta có thể stress và cảm thấy lo lắng triền miên và thực tế là stress có thể dẫn tới cảm giác lo lắng bởi chúng cùng bắt nguồn từ cùng một phản ứng hóa học trong cơ thể, đó là phản ứng của adrenalin.
- Bạn cảm thấy lo lắng hầu hết hay tất cả mọi thời điểm
- Mức độ lo lắng tăng dần và ngày càng mãnh liệt
- Lo lắng không thể kiểm soát và ảnh hưởng tới công việc, các mối quan hệ...
Hành vi có thể thay đổi mức độ lo lắng
- Bạn có thể uống nhiều trà.
- Hít thở sâu
- "Tự kỷ ám thị" bằng những câu: "Chẳng có gì đáng phải lo lắng" hay đơn giản là đếm từ 1 - 10 trước khi làm một việc gì đó.
Các biểu hiện của rối loạn lo âu
- Đau mỏi cơ bắp
- Khó ngủ hay ngủ chập chờn
- Tâm trạng bất an
- Khó tập trung và ghi nhớ
- Hay hoảng hốt và dễ cáu kỉnh
- Khó thư giãn
- Ăn, uống và hút thuốc nhiều hơn bình thường
- Ăn ít
- Đổ mồ hôi, đặc biệt là ở gan bàn tay
- Có vấn đề ở dạ dày và gặp các vấn đề về tiêu hóa (đầy bụng)
Nếu tất cả những triệu chứng này cứ luân phiên hay diễn ra cùng một lúc, kéo dài từ ngày này qua ngày khác tới 6 tháng thì bạn cần đi khám ngay.
Trắc nghiệm
Nếu lo lắng thường xuyên xâm chiếm tâm trí bạn, bạn không thể nghĩ một điều gì khác, làm cuộc sống của bạn tàn lụi và khiến bạn thay đổi cả những thói quen thường ngày thì hẳn là ban đang gặp rắc rối về sức khỏe tâm thần.
Nào, hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây để giải tỏa những nghi ngờ:
Bạn có thường xuyên cảm thấy bị kích động?
Bạn dễ nổi cáu hơn trước đây?
Bạn thường xuyên tranh cãi với chồng/vợ, cáu giận với con/ bạn bè/ người thân trong gia đình?
Bạn cảm thấy rằng cần phải có sự hỗ trợ để cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn?
Chính bạn phải tự cứu mình?
Đúng vậy. Bạn cần phải nói chuyện với ai đó bởi vì rối loạn lo âu hoàn toàn có thể bị "cô lập" khi bạn chia sẻ nó với bất kỳ ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng.
Bạn cũng phải tự nguyện tới gặp bác sĩ tâm lý để làm các bài test xác định xem bạn có mắc chứng bệnh này không và nếu có thì đang ở mức độ nào.
Chế độ dinh dưỡng: Có thể bạn không tin nhưng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát lo lắng rất hiệu quả đấy. Vì sao ư? Đó là vì hệ thần kinh của bạn sẽ dễ dàng bị kích thích khi thực phẩm mà bạn ăn hay uống có chứa chất cafein. Vì vậy, hãy loại bỏ trà, cà phê, sô cô la và các loại đồ uống có chứa cafein khác ra khỏi thực đơn hằng ngày của mình.
Có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý rất quan trọng. Nếu bỏ bữa, bạn có thể luôn cảm thấy váng vất và kết cục là bạn cảm thấy mình hẳn đang bị một bệnh nào đó.
Học cách thư giãn: Luôn tạo cơ hội cho mình được thư giãn. Nếu cơ thể và tâm trí bạn được thư giãn thì dần mọi lo lắng sẽ biến mất.