1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

4 kiểu tâm lý làm mất đi cảm giác hạnh phúc

(Dân trí) - Khi cảm thấy trong lòng mình ngày càng thất bại, cảm thấy bản thân mình dường như chẳng có giá trị gì, lúc đó bạn cần suy nghĩ xem là ai đã lấy mất hạnh phúc của bạn, làm cho cảm giác hạnh phúc của bạn bị mất đi?

  

4 kiểu tâm lý làm cho con người mất đi cảm giác hạnh phúc


Muốn bản thân mình cảm thấy hạnh phúc thì không thể không biết đến những kiểu tâm lý đã lấy mất cảm giác hạnh phúc của bạn.

 

Kiểu tâm lý thứ 1: Thiếu sự tin tưởng

 

Hạnh phúc chính là một trạng thái thỏa mãn, mà thỏa mãn được thành lập trên cơ sở đạt được một mục tiêu nào đó.  Con người trong cuộc đời luôn theo đuổi rất nhiều thứ, trong số những điều theo đuổi đó, có những thứ sau khi đạt được làm cho chúng ta cảm thấy thỏa mãn, có cảm giác thành công, nhưng cũng có những điều làm chúng ta phát hiện ra hóa ra điều mình thực sự muốn lại không phải là cái này, từ đó cảm thấy hối hận, mất mát.

 

Chúng ta không thể biết trước được, không thể dự đoán trước được việc của ngày mai, nhưng có một điều có thể chắc chắn đó chính là trái tim bạn, là sự tin tưởng của bản thân. Khi bạn có thể nắm giữ được sự tin tưởng của bản thân là khi đó khoảng cách của hạnh phúc với bạn ngày càng gần rồi.

 

Kiểu tâm lý thứ 2: Bủn xỉn

 

Bủn xỉn là một trạng thái cố giữ lấy thói cũ mà không cầu tiến bộ. Bủn xỉn về tiền bạc vật chất làm cho người khác cảm thấy bạn nhỏ mọn, mà bủn xỉn về tình cảm, về sự quan tâm sẽ làm người khác ngày càng xa lánh bạn. Một công trình nghiên cứu của Đại học Harvard Mỹ đã từng cho thấy, trong cuộc sống hay giúp đỡ người khác sẽ làm cho bản thân luôn cảm thấy vui vẻ. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, những người vô tư cống hiến ngày càng ít, người tính toán chi li ngày càng nhiều. Nếu bạn cứ tính toán “tôi có thể được cái gì từ việc này”, “Việc này có đáng làm hay không” như vậy rất là mệt mỏi, không có cảm giác hạnh phúc.

 

Kiểu tâm lý thứ 3: Không tin tưởng lẫn nhau

 

Xã hội tuy rằng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nhưng thiếu đi cảm giác tín nhiệm làm cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, tin tưởng nhau lẫn nhau chính là ma thuật để hóa giải những mâu thuẫn và tranh chấp.

 

Kiểu tâm lý thứ 4: Quá lo lắng

 

Những vấn đề phải lo lắng như mua nhà, dưỡng dục con cái, chăm lo cho gia đình; Hay vì tại nơi công sở gánh nặng công việc làm sinh ra áp lực công việc; Hay phải xử lý mối quan hệ giao tiếp giữa bạn bè đồng nghiệp, tất cả những điều ấy đều là nguồn gốc của “Áp lực”. Trong 1 thành phố lớn, bất kể người già, người trẻ hay trẻ con khi rơi vào một trạng thái luôn lo lắng bất an, phiền não đều làm cho con người ta không thể cảm nhận được hạnh phúc.

 

Vì thế, nếu bạn đã từng ở những kiểu tâm lý trên hãy mau chóng thoát khỏi nó, có như vậy bạn mới có cơ hội đi cảm nhận hạnh phúc của chính mình, bởi chỉ có bạn mới mang đến hạnh phúc cho bản thân mình chứ không phải ai khác.

 

Trang Vương

Theo Pclady