TP Huế:

Vườn sinh thái bạc tỷ làm xong rồi bỏ hoang

(Dân trí) - Dự án vườn sinh thái có kinh phí hơn 2 tỷ đồng tại phường Hương Long (TP Huế) sau khi hoàn thành phần xây dựng cơ bản do không hoạt động hiệu quả đã phải bỏ hoang, gây lãng phí lớn.

Cuối năm 2007, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 2200/QĐ-UBND về việc phê duyệt tiếp nhận dự án Vườn sinh thái (xã Hương Long – nay là phường Hương Long - TP Huế). Dự án do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ tài trợ với kinh phí đầu tư cho năm thứ nhất gần 150.000 USD (hơn 2 tỷ đồng vào thời điểm đó). Mục tiêu của dự án là nâng cao sinh kế nông nghiệp, bảo vệ môi trường và phương pháp giảm nghèo lồng ghép phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Với diện tích gần 10.000m2, dự án sẽ triển khai làm vườn sinh thái trên 2 hạng mục chính là tổ chức sản xuất an toàn với 5.000m2 gồm: đầu tư công cụ kỹ thuật phát triển mô hình canh tác hữu cơ: xây nhà lưới, nhà ủ phân compost và nhà ươm giống; cung cấp các loại giống, nguyên liệu nông phẩm. Còn lại đầu tư phần công viên sinh thái (gồm 3 hồ sinh thái, nhà hàng 2 tầng có nơi chế biến và đóng gói sản phẩm các loại hữu cơ, nhà trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhà bảo vệ và để các vật dụng sản xuất, hồ nước, thác nước, nhà vệ sinh tự hoại đạt tiêu chuẩn, trồng các loại cây ăn quả, trồng hoa, giàn phong lan).

Vườn sinh thái bị bỏ hoang gây lãng phí ở phường Hương Long, TP Huế

Vườn sinh thái bị bỏ hoang gây lãng phí ở phường Hương Long, TP Huế

Dự án cũng tập trung đến lợi ích của người dân địa phương thông qua các nghiên cứu xây dựng báo cáo khả thi về thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ xanh - sạch; nâng cao năng lực về canh tác hữu cơ xanh sạch cho cán bộ chủ chốt xã, nhóm hữu cơ tự nguyện và nông dân; Biên soạn các tài liệu tập huấn kỹ thuật, tài liệu cho học viên tham gia, hậu cần; Triển khai các chương trình tập huấn cho nông dân. Tiếp thị và quảng bá sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy vậy, chỉ sau 2-3 năm cầm chừng hoạt động thì dự án đã ngưng hoạt động bởi nhiều nguyên nhân. Theo ông Nguyễn Thắng Đoan, Chủ tịch phường Hương Long cho biết dự án được triển khai từ năm 2007 đến 2009 thì dừng lại do đơn vị chủ đầu tư gặp khó khăn về kinh phí. Dự án đã được giao lại cho một công ty tên Hưng Trung Việt (tỉnh Quảng Nam) đến quản lý – làm ăn các công việc đến sản xuất rau xanh. Tuy vậy, chỉ một thời gian ngắn, công ty này cũng không phát huy hiệu quả làm ăn nên hiện đã giao lại cho Hợp tác xã nông nghiệp Hương Long và ủy ban phường quản lý.

Cổng đi vào vườn sinh thái khóa kín mấy năm nay
Cổng đi vào vườn sinh thái khóa kín mấy năm nay

Tại khu vực này, nhiều diện tích trồng rau, nông phẩm đã bị bỏ hoang, cỏ lau mọc um tùm, nhiều đàn trâu bò của người dân cho lùa vào ăn cỏ, “nghỉ mát” ngay tại vườn. Hiện có 7 hộ dân đang sản xuất rau sạch theo dự án cũ nhưng năng suất lao động không cao và người dân cũng làm cầm chừng. Khu công viên sinh thái nơi có 3 hồ nước rộng cũng bỏ hoang, dòng nước đục ngầu ô nhiễm và cũng không có rào chắn bảo vệ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chính vào đầu năm 2012, một nhóm trẻ em theo lỗ hổng ở hàng rào lá chè tàu vào đây chơi, một em đã trượt chân xuống hồ, do xung quanh hồ đắp bằng đá tròn trơn và không có chỗ lên nên đã ngột nước tử vong sau đó.

Trước nhiều ý kiến cho rằng nên lấp các hồ nước này vì gây nguy hiểm, phường Hương Long dự tính sẽ đúc trụ, rào thép B40 và trồng cây trên rào để vừa đảm bảo mỹ quan, vừa hạn chế tai nạn bất ngờ như đã xảy ra. Việc này cũng phù hợp với kinh phí địa phương với kinh phí gần khoảng 80 triệu, rẻ hơn nhiều so với việc dùng đất lấp hồ trên 150 triệu. Đó là chưa kể đến các hồ này rất đẹp, có thể nuôi cá hay tạo cảnh cho một khu du lịch sinh thái sau này.

Hồ nước nơi 1 trẻ em tại địa phương đã tử vong
Hồ nước nơi 1 trẻ em tại địa phương đã tử vong

Để khắc phục và phát triển những phần còn sử dụng được của dự án, theo ông Đoan thì sắp tới sẽ có nhiều hướng làm như kết hợp với Đại học nông lâm Huế khai thác theo hướng chăn nuôi heo – tuy nhiên đây là cách chưa hợp lý lắm vì sẽ gây ra ô nhiễm. Cách khác là phần đất canh tác rau thì có thể cho bà con địa phương có kinh nghiệm làm vườn vào đấu để trồng trọt – không nhất thiết phải theo định hướng 100% dự án đề ra mà vận động bà con trồng rau sạch để có nguồn cung cấp dồi dào cho thị trường tỉnh TT-Huế. Một cách nữa là tìm đối tác để biến khu sinh thái này làm điểm đến về văn hóa du lịch, ăn uống, nghỉ dưỡng vì nơi đây khá gần với tuyến du lịch nổi tiếng xứ Huế: chùa Thiên Mụ - Văn Thánh – Võ Thánh – Nhà vườn Kim Long.

Một số hình ảnh của dự án sinh thái bạc tỷ bỏ hoang tại Huế:

Vườn sinh thái bạc tỷ nhìn từ ngoài vào

Vườn sinh thái bạc tỷ nhìn từ ngoài vào
Sân trước trồng cau đẹp nhưng dây leo, cây dại đã phủ đầy sân

Sân trước trồng cau đẹp nhưng dây leo, cây dại đã phủ đầy sân

Những lối đi trong vườn...bạt ngàn cây cỏ

Những lối đi trong vườn...bạt ngàn cây cỏ
Trâu mẹ trâu con vào vườn sinh thái gặm cỏ và... nghỉ mát cả ngày

Trâu mẹ trâu con vào vườn sinh thái gặm cỏ và... nghỉ mát cả ngày
Khu nhà rường với cột gỗ vẫn còn chắc chắn. Nếu biết cách đầu tư lại về du lịch sẽ có hiệu quả

Khu nhà rường với cột gỗ vẫn còn chắc chắn. Nếu biết cách đầu tư lại về du lịch sẽ có hiệu quả
Khu nhà rường với cột gỗ vẫn còn chắc chắn. Nếu biết cách đầu tư lại về du lịch sẽ có hiệu quả

Những thửa vườn trồng rau sạch của người dân địa phương trong vườn sinh thái cũng không được để ý và bỏ hoang
Khu nhà rường với cột gỗ vẫn còn chắc chắn. Nếu biết cách đầu tư lại về du lịch sẽ có hiệu quả
Khung cảnh đẹp với cây cối nhiều, hồ nước mát và một số cơ sở hạ tầng sẵn có, vườn sinh thái bạc tỷ sẽ được "sống" lại nếu có các cá nhân, tổ chức có tầm nhìn trưng dụng lại