Người phụ nữ 22 năm bốc mộ, nhặt xác
(Dân trí) - 15 tuổi đã theo cha đi làm nghề bốc mộ, nhặt xác. Không chồng, đến khi cha mất, chị Phạm Thị Bình vẫn tiếp tục gắn duyên với nghề bốc mộ. Gần 40 tuổi mà chị đã có thâm niên 22 năm trong nghề đặc biệt này.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nơi xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, năm nay gần 40 tuổi, 22 năm gắn bó với nghề bốc mộ, chị Bình vẫn luôn tâm niệm: “Làm phúc cứu người chứ tuyệt nhiên không mảy may chuyện tiền nong”.
Căn nhà nhỏ của chị Bình nằm sâu ở cuối làng Đại Cầu, xã Tiên Tân, cạnh cánh đồng. Tới nhà chị vào một ngày mưa, chúng tôi may mắn gặp chị ở nhà.
Căn nhà nhỏ của chị Bình nằm sâu ở cuối làng Đại Cầu, xã Tiên Tân, cạnh cánh đồng. Tới nhà chị vào một ngày mưa, chúng tôi may mắn gặp chị ở nhà.
Chị Bình đã có 22 năm làm nghề bốc mộ, tìm xác
Tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề, chị Bình lục tìm những ký ức, những kỷ niệm khó quên trong quãng thời gian hơn 20 năm gắn bó với cái nghề đặc biệt này. Chị bảo nghề này vốn dành cho đàn ông, những người có đủ can đảm đào huyệt, bật nắp quan tài, rửa hài cốt người kể cả vào nửa đêm. Ấy thế mà chị Bình, một người phụ nữ chưa chồng, lại coi những công việc đó hoàn toàn giản đơn.
Năm 1988, khi mới 15 tuổi, chị đã theo cha đi bốc mộ thuê. Cha chị vốn là một người “tắm xác” có thâm niên trong vùng, đã truyền cho con sự “bạo dạn” ấy. Thời gian đầu mới theo cha, cứ nhìn thấy hài cốt là chị nôn thốc nôn tháo, có khi về ốm liệt cả tuần. Sau quen thành nghề, có ai gọi lúc 1-2 giờ sáng chị cũng sẵn sàng lên đường. Khi cha mất, chị tiếp tục nối nghiệp cha. Ngoài làm nghề “tắm” cho hài cốt, chị còn kiêm luôn nghề vớt xác trên sông và nhặt xác người trong các vụ tai nạn giao thông.
Chị nhớ lại, 18 năm trước, có người cùng quê sống ở Hà Nội về thuê lên bốc mộ cho vợ rồi rủ chị ở lại luôn. Vài tháng sống như vợ chồng với người đàn ông ấy, chị về quê và sinh được cô con gái tên là Phạm Thị Hoa. Sinh con được vài tháng, chị lại tiếp tục nghề cũ để nuôi con ăn học chứ không nghĩ đến chuyện lấy chồng làm điểm tựa lúc về già.
Theo chị Bình, mỗi một lần bốc mộ, để làm hết các công đoạn phải mất ít nhất một tiếng rưỡi đồng hồ; đấy là không kể đến những ngôi mộ kết, thi thể người vẫn còn nguyên vẹn. Công việc thường phải làm lúc đêm hôm, vất vả, trong môi trường không thuận lợi, nhưng chị không bao giờ đòi hỏi tiền công, ai đưa bao nhiêu thì chị nhận bấy nhiêu, nhiều gia đình khó khăn thì chị chỉ xin chút lộc về làm quà.
Chị nhớ lại, 18 năm trước, có người cùng quê sống ở Hà Nội về thuê lên bốc mộ cho vợ rồi rủ chị ở lại luôn. Vài tháng sống như vợ chồng với người đàn ông ấy, chị về quê và sinh được cô con gái tên là Phạm Thị Hoa. Sinh con được vài tháng, chị lại tiếp tục nghề cũ để nuôi con ăn học chứ không nghĩ đến chuyện lấy chồng làm điểm tựa lúc về già.
Theo chị Bình, mỗi một lần bốc mộ, để làm hết các công đoạn phải mất ít nhất một tiếng rưỡi đồng hồ; đấy là không kể đến những ngôi mộ kết, thi thể người vẫn còn nguyên vẹn. Công việc thường phải làm lúc đêm hôm, vất vả, trong môi trường không thuận lợi, nhưng chị không bao giờ đòi hỏi tiền công, ai đưa bao nhiêu thì chị nhận bấy nhiêu, nhiều gia đình khó khăn thì chị chỉ xin chút lộc về làm quà.
Ngôi nhà nhỏ của mẹ con chị Bình
Hơn hai chục năm qua, chị Bình đã cất, bốc mộ, lượm xác cho hàng trăm người, chưa kể hàng trăm lần vớt xác người chết trôi sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ. Công việc của chị, người khác chỉ nhìn hoặc nghe qua đã rợn người, lắc đầu lè lưỡi, nhưng chị không mảy may chút sợ hãi, cũng không so đo tính toán thiệt hơn.
Giờ cái tên “Bình hài cốt” đã được nhiều người biết đến. Hỏi về cái tên chẳng ai muốn được gọi, chị cười bảo: "Mình làm nghề này chỉ mong tích đức cho con cháu chứ có bao giờ dư giả được đâu. Còn sức còn làm. Nhưng tôi cũng không muốn con gái mình sẽ nối nghề bởi nghề này rất độc hại và ảnh hưởng đến sức khoẻ".
Cao Tuân - Duy Tuyên