Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia tại Đà Nẵng
(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt đầu cho 30 hiện vật lịch sử, trong đó thành phố Đà Nẵng có 3 hiện vật là: Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát Tara.
Cả 3 hiện vật này đều thuộc nền văn hóa Chăm Pa, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng. Đài thờ Mỹ Sơn E1 được tìm thấy ở tháp E1 của Thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) trong cuộc khai quật do ông Henri Parmentier, trưởng khoa khảo cổ của trường Viễn Đông bác cổ làm trưởng đoàn vào năm 1902 - 1903. Đài thờ có niên đại từ thế kỷ VII - VIII, được làm bằng sa thạch vàng nhạt.
Đài thờ Mỹ Sơn E1Các khuôn hình phản ánh đời sống của các tu sĩ Ba-la-môn Đài thờ Mỹ Sơn E1 được lắp ghép bằng nhiều khuôn hình phản ánh đời sống của các tu sĩ Ba-la-môn: đang chơi nhạc, đàm đạo, làm thuốc… Giá trị của đài thờ chính là những tác phẩm điêu khắc, chạm nổi trên khuôn hình. Nó đại diện cho phong cách mở đầu của điêu khắc Chăm pa. Đài thờ Trà Kiệu được phát hiện ở tháp chính kinh đô Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) vào năm 1918. Đài thờ có niên đại từ thế kỷ VII - X, được làm bằng sa thạch xanh xám, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Chăm pa.Đài thờ Trà Kiệu
Từ phong tục, trang sức, kiểu tóc, mũ đội đầu của các nhân vật trên đài thờ cùng với mô típ viền trang trí được tận dụng phổ biến đã khiến cho đài thờ được xếp vào một trong cách nổi bật của nghệ thuật điêu khắc Chăm pa thế kỷ VII - X: phong cách Trà Kiệu. Giá trị của đài thờ là tổng thể một đài thờ hoàn thiện gồm đế thờ, thân thờ và vật thờ. Tượng Bồ tát Tara là hiện vật được làm bằng đồng nguyên chất, cao 1,15m. Tượng được phát hiện hết sức tình cờ vào năm 1978 khi người dân Đồng Dương (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đang cày ruộng. Ngay sau đó bức tượng được đưa về Bảo tàng Đà Nẵng. Tượng bồ tát Tara Bồ tát Tara được khắc họa trong tư thế đứng trang nghiêm với dáng hình tròn trịa, cân đối, mình thân trên và hai bàn tay để trần. Đây là vị bồ tát chính được thờ ở viện Đồng Dương.
Tượng đồng Tara là tượng đồng lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm. Nó thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống Chăm pa đồng thời kết hợp sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Khánh Hồng
Đài thờ Mỹ Sơn E1Các khuôn hình phản ánh đời sống của các tu sĩ Ba-la-môn Đài thờ Mỹ Sơn E1 được lắp ghép bằng nhiều khuôn hình phản ánh đời sống của các tu sĩ Ba-la-môn: đang chơi nhạc, đàm đạo, làm thuốc… Giá trị của đài thờ chính là những tác phẩm điêu khắc, chạm nổi trên khuôn hình. Nó đại diện cho phong cách mở đầu của điêu khắc Chăm pa. Đài thờ Trà Kiệu được phát hiện ở tháp chính kinh đô Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) vào năm 1918. Đài thờ có niên đại từ thế kỷ VII - X, được làm bằng sa thạch xanh xám, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Chăm pa.Đài thờ Trà Kiệu
Những cảnh được khắc họa trên đài thờ thể hiện phong cách Trà Kiệu
Đài thờ Trà Kiệu là một đài thờ hoàn thiện gồm đế thờ, thân thờ và vật thờ
Bốn mặt của đài thờ khắc họa những cảnh trong trường ca Ramayana. Tuy nhiên, cách trang trí những bầu vú liên tục xung quanh đài thờ gây ấn tượng về một phong cách chứa đựng nhiều yếu tố mang nét riêng của người Chăm. Từ phong tục, trang sức, kiểu tóc, mũ đội đầu của các nhân vật trên đài thờ cùng với mô típ viền trang trí được tận dụng phổ biến đã khiến cho đài thờ được xếp vào một trong cách nổi bật của nghệ thuật điêu khắc Chăm pa thế kỷ VII - X: phong cách Trà Kiệu. Giá trị của đài thờ là tổng thể một đài thờ hoàn thiện gồm đế thờ, thân thờ và vật thờ. Tượng Bồ tát Tara là hiện vật được làm bằng đồng nguyên chất, cao 1,15m. Tượng được phát hiện hết sức tình cờ vào năm 1978 khi người dân Đồng Dương (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đang cày ruộng. Ngay sau đó bức tượng được đưa về Bảo tàng Đà Nẵng. Tượng bồ tát Tara Bồ tát Tara được khắc họa trong tư thế đứng trang nghiêm với dáng hình tròn trịa, cân đối, mình thân trên và hai bàn tay để trần. Đây là vị bồ tát chính được thờ ở viện Đồng Dương.