TT-Huế:

Huế tổ chức lễ cầu siêu cho cô hồn theo nghi thức Phật giáo

(Dân trí) - Từ ngày 10-12/7 (nhằm 22-24/5 Âm lịch), tại di tích Nghĩa địa và chùa Ba Đồn (số 69 đường Tam Thai, phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ cầu siêu và tế âm linh cô hồn theo nghi thức phật giáo tưởng niệm 127 năm ngày thất thủ kinh đô Huế (1885-2012).

Đêm 22/5/1885, dưới sự chỉ đạo của quan đại thần Tôn Thất Thuyết, binh lính của triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào tòa khâm sứ Pháp (ở bờ nam sông Hương, hiện là trường ĐH Sư phạm Huế, đường Lê Lợi, TP Huế) và đồn Mang Cá ở phía Đông Nam Thành nội Huế.

Tuy nhiên, vì lực lượng và vũ khí yếu nên đã bị quân của Pháp phản công tiến đánh trở lại và dồn quân Nguyễn vào lại thành nội. Ngay rạng sáng 23/5, một cuộc càn quét dữ dội vào khu vực Kinh thành Huế của quân đội Pháp đã khiến cho hàng ngàn người dân, binh lính, quan lại bị chết vì đạn, và chủ yếu là dẫm đạp lên nhau khi thoát ra khỏi thành bằng các cửa nhỏ hay nhảy xuống kênh hào, tường thành cao để thoát thân.

Vì vậy, sau biến cố đầy đau thương này với khoảng hơn 2.000 người Huế bị chết, người Pháp lệnh cho tất cả người thân phải bốc hết mồ mả đã chôn trong đêm 23/5 đưa ra ngoài kinh thành đến chôn tại nghĩa địa Ba Đồn ở chùa Ba Đồn (phía Đông đàn tế trời Nam Giao). Đây được xem là nơi chôn dân Huế lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống giặc Pháp xâm lược.

Nghĩa địa cô hồn lớn nhất Huế - Ba Đồn
Nghĩa địa cô hồn lớn nhất Huế - Ba Đồn

Trước đây vào năm 1803 khi xây Kinh thành Huế, Gia Long - vị vua đầu tiên thời nhà Nguyễn (1802-1945) đã cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Tất cả mồ mả vô chủ tại 8 làng được dời lên chùa Ba Đồn và vua cho dựng bia đề chứ “Ân Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ” (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự).

Năm 1835, vua Minh Mạng cho lập thêm 1 bàn thờ giữa trời để hàng năm triều Nguyễn lên đây cúng cô hồn. Sau này, vua còn cho dựng thêm 2 đàn để cúng tế nên dân chúng gọi đó là Cồn mồ Ba Đàn (hay đọc trại là ba đồn). Hiện tại chùa Ba Đồn có nghĩa địa Ba đồn có 3 đàn lớn (lúc xưa) và 5 đàn nhỏ với khoảng hơn 6.000 hài cốt được chôn cất xung quanh. Cho đến nay, nghĩa địa Ba Đồn vẫn là nghĩa địa cô hồn lớn nhất tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Trong 3 ngày liên tiếp tại nghĩa địa này, theo nghi thức phật giáo, các thầy sẽ tụng kinh cầu siêu cho các vong linh cô hồn được siêu thoát. Cũng trong tuần lễ cúng cô hồn (bắt đầu từ 23 cho đến 30/5 âm lịch), trên khắp thành phố Huế cũng diễn ra lễ cúng cô hồn tại từng nhà, cửa hiệu làm ăn, khu vực, tổ dân phố... nhưng lớn nhất vẫn là khu vực thành nội - phía gần cửa Đông Ba vì đây là địa điểm có nhiều dân Huế tử nạn nhất.

Lễ cầu siêu ở Ba Đồn
Lễ cầu siêu ở Ba Đồn
Khu đàn thứ 2 trong nghĩa địa Ba Đồn
Khu đàn thứ 2 trong nghĩa địa Ba Đồn
Bên bia tưởng niệm Ba Đồn
Bên bia tưởng niệm Ba Đồn
Một cụ già lên thăm mộ người thân
Một cụ già lên thăm mộ người thân
Cổng vào chùa Ba Đồn bên nghĩa địa cô hồn Ba Đồn
Cổng vào chùa Ba Đồn bên nghĩa địa cô hồn Ba Đồn
Bà con thắp hương tưởng nhớ những vong linh đã khuất
Bà con thắp hương tưởng nhớ những vong linh đã khuất
Một đàn cúng cô hồn bên gốc cây si trong Thành nội Huế
Một đàn cúng cô hồn bên gốc cây si trong Thành nội Huế
1 người dân bày bán cúng ra trước mặt nhà
1 người dân bày bán cúng ra trước mặt nhà
1 người dân bày bán cúng ra trước mặt nhà
Bô lão cúng cô hồn tại đàn âm hồn ở đường Mai Thúc Loan - nơi có nhiều người chết vì dẫm đạp trong tối 22, rạng sáng 23/5
Có dàn nhạc cung đình chơi
Có dàn nhạc cung đình chơi
Nhiều người dân cầu nguyện
Nhiều người dân cầu nguyện
Mâm thượng, mâm hạ trong miếu âm hồn đường Mai Thúc Loan
Mâm thượng, mâm hạ trong miếu âm hồn đường Mai Thúc Loan
Mâm thượng, mâm hạ trong miếu âm hồn đường Mai Thúc Loan
Người dân tiếp nước tới các bàn. Nước là thứ không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn vì khá nhiều người đã bị chết khát dọc đường đi
Sau lễ cúng, người dân xung quanh đàn đến thắp hương tế lễ
Sau lễ cúng, người dân xung quanh đàn đến thắp hương tế lễ
Một nhà dân quây quần bên mâm cúng cô hồn trưa 11/7 năm nay (nhằm ngày 23/5 âm lịch)
Một nhà dân quây quần bên mâm cúng cô hồn trưa 11/7 năm nay (nhằm ngày 23/5 âm lịch)
Các nhà ven sông Hương cũng cúng cô hồn trong dịp 23/5
Các nhà ven sông Hương cũng cúng cô hồn trong dịp 23/5

Đại Dương