Tớ học khối C và tớ sẽ là một cô giáo dạy Văn

(Dân trí) - “Có những người sống không hề có mục đích gì. Họ trôi nổi trên đời như cọng cỏ trên sông. Họ không đi mà bị cuốn đi” - Lucius Annacus Senec.

Nếu được chọn lại, tớ vẫn chọn khối C  

Tớ còn nhớ trên chuyến ô tô khách xuống Hà Nội vác ba lô đi thi, nhiều người đã hỏi: “Cháu thi khối D hở?”. Tớ mỉm cười: “Dạ, cháu thi khối C ạ”. Lập tức có nhiều cái lắc đầu ngao ngán quay đi và có cả tiếng thở dài đâu đó.

Tớ còn nhớ hồi học ĐTQG, tám đứa tớ là học sinh duy nhất theo khối C, số còn lại ai cũng học khối D. Các thầy cô chép miệng: “Cứ cố được giải quốc gia, rồi thi khối D học kinh tế cho nhàn em à”. 

Tớ biết trong  xã hội này và ngay cả kì thi ĐH đang diễn ra không có nhiều người mặn mà với hai chữ “khối C”. Và khối C trở thành sự lựa chọn của số ít người với ít cơ hội nghề nghiệp hơn các khối khác.
 
Nguồn ảnh Internet

Nguồn ảnh Internet

Người ta bảo những người học khối C hầu hết chỉ không học được tự nhiên mới chuyển sang để học tủ, học vẹt bởi khối C chủ yếu là học thuộc lòng. Điều này tớ không phủ nhận nhưng bạn ơi chúng tớ cũng cần tư duy nhiều lắm đấy mà ít ai nghĩ đến. 

Tớ biết sẽ có người này người khác nói “Không nên theo khối C” nhưng tớ khẳng định một điều rằng “Nếu có được chọn lại tớ vẫn sẽ chọn khối C”. Lí do ư? Có quá nhiều để nói … 

Tớ là một cô giáo dạy Văn 

Tớ nhớ trong tiết học đầu tiên cô giáo đã hỏi : "Trong số ngồi đây có bao nhiêu em thi vào Sư phạm bằng đam mê thực sự?”. Lúc đó tớ đã nghĩ phải chăng sư phạm là một điều gì mà nhiều người không muốn theo học mà tớ lại lựa chọn.
 
Và tớ chợt nhớ lũ bạn có nói “Mày học làm giáo viên dạy Văn rồi ra trường sẽ ế không có việc làm cho mà xem”.  Tớ hơi chột dạ nhưng vẫn mạnh dạn giơ tay với cô để chứng tỏ mình đam mê và yêu thích thật sự chứ không phải vì bất cứ lí do nào khác.   
 
Trước đây tớ cũng băn khoăn nhiều lắm khi lựa chọn trường thi khi có quá nhiều người phản đối việc tớ chọn sư pham mà lại là sư phạm Văn. Nhưng như một căn nguyên trời định, hồ sơ cuối cùng tớ chọn nộp là sư phạm Văn, không thay đổi cho dù bố mẹ cũng không vui. 
 
Khát khao được đứng trên bục giảng và bên dưới là những cặp mắt tròn xoe thơ ngây của học trò như một nỗi ám ảnh khiến tớ không muốn mình có sự lựa chọn khác. Và tớ đỗ… cái nghiệp sư phạm bắt đầu từ ngày nhập trường và theo tớ suốt hơn 1 năm học. Bây giờ chỉ còn 3 năm nữa thôi là tớ ra trường và trở thành cô giáo, tớ sung sướng và hạnh phúc vì điều đó.
Nguồn ảnh Internet

Nguồn ảnh Internet
 
Càng yêu nghề giáo hơn qua 2 tuần kiến tập
Đến năm học thứ 2 tớ đã có hai tuần kiến tập với không áo phông, quần bò, giày thể thao và sở thích ăn vặt giữa giờ. Tớ thướt tha trong bộ áo dài mới đầy nữ tính, duyên dáng và đầy lịch sự trong giày trệt, áo sơ mi cùng quần vải sơ vin.
 
Hai tuần kiến tập tớ học ra được nhiều điều rằng học trên giảng đường chưa bao giờ là đủ. Có những kĩ năng sống, cách cư xử, cách xử lí tình huống mà chỉ khi tớ va chạm với thực tế mới hiểu rõ. Rằng điều quan trọng của dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức, cái mà người giáo viên cần và nên làm đó là khơi dậy cảm hứng, khơi dậy tình yêu, sự thích thú với môn học cho học sinh.
Hai tuần kiến tập với 42 cô cậu học trò nhỏ của lớp 10A3 thân thương đã cho tớ những tháng ngày ý nghĩa. Hạnh phúc khi được các em gọi hai tiếng “Cô ơi” cho dù mình chỉ hơn các em 4 tuổi.
 
Hạnh phúc khi các em tâm sự, chia sẻ những bí mật nhỏ của mình và coi tớ là người chị ruột. Và hạnh phúc khi trong những cặp mắt long lanh kia tớ hiểu các em yêu Văn và thích học Văn biết nhường nào nhưng từ lâu bị “ngủ kĩ”. Và hạnh phúc trong những giọt nước mắt trong ngày chia tay khi các em tặng cho tớ cuốn sổ nhỏ có đầy đủ nét chữ của 42 học sinh…

Những niềm vui, hạnh phúc ấy tớ không bao giờ quên được và chính điều đó cho tớ thêm niềm tin “Chọn học văn và trở thành cô giáo là điều tuyệt vời nhất mà tớ không bao giờ hối hận”

 

Với việc ra mắt mục Phóng sự trẻ, đúng như tên gọi, chuyên mục mong muốn có được một sân chơi cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên có đam mê với công việc của người làm báo. Chúng tôi muốn gọi họ như những “người làm báo trẻ” kế cận để hòa với nhịp chuyển động của thông tin.

 

Phóng sự trẻ muốn đón nhận những tác phẩm qua lăng kính của các bạn trẻ về các mảng nội dung liên quan đến chân dung con người, sự việc, hiện tượng, tập quán… mà bạn có dịp khám phá, tìm hiểu.

 

Phóng sự trẻ - tiếng nói của giới trẻ, sân chơi của giới trẻ. Và vì thế, để chia sẻ “sắc trẻ” đó tới hàng triệu độc giả, hãy bắt đầu từ hôm nay để thử sức viết của mình trên chuyên mục.

 

Cùng với việc ra mắt thêm nhiều nội dung mới trên trang Văn hóa, Giải trí, Phóng sự trẻ ra mắt không nằm ngoài mục đích đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thông tin và văn hóa đọc tới độc giả khắp mọi nơi, trong đó có giới trẻ.

 

Tham gia Phóng sự trẻ, những bài được chọn đăng của các bạn sẽ được trả nhuận bút hấp dẫn theo quy định của Tòa soạn.

 

Tin, bài, hình ảnh, video xin gửi về hòm thư: nhipsongtre@dantri.com.vn và xin đề mục cần gửi tới Phóng sự trẻ.

 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Nguyễn Thị Mỹ Lan
(Lớp B- K61, khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội)