Vespa 946 và câu chuyện về hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Brake System - ABS) vốn đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới; tuy nhiên, với dòng xe tay ga phổ thông thì ABS là một công nghệ quá xa xỉ bởi giá thành cao...
Có thể hiểu đơn giản rằng, ABS là một hệ thống điều khiển điện tử có nhiệm vụ liên tục thay đổi áp lực phanh lên lốp xe bằng việc sử dụng van thủy lực nhấp nhả má phanh khi người lái xe bóp phanh. Bằng cách này, hệ thống ABS giúp cho bánh xe không bị khóa chết khi người lái xe phanh gấp và hạn chế được việc văng xe trên đường do các bánh xe bị khóa chết và trượt trên mặt đường.
Lịch sử phát triển của ABS:
Nếu lật ngược lại lịch sử của nền công nghiệp xe thì hệ thống ABS ra đời từ năm 1929 và ban đầu được ứng dụng trong sản xuất máy bay bởi vào thời điểm này nền công nghiệp hàng không đang rất phát triển. Thế nhưng, mãi đến năm 1958, hệ thống này mới được hãng motor nổi tiếng của Anh Quốc là Royal Enfield đưa vào nghiên cứu thử nghiệm trên mẫu xe. Vào năm 1961, hệ thống này được ứng dụng vào chiếc xe đua F1 có tên gọi Ferguson P99. Tuy nhiên vào thời điểm này, hệ thống ABS vẫn chưa thực sự hoàn thiện và người ta vẫn hoài nghi về sự an toàn của nó khi đưa vào ứng dụng thực tế.
Thế nhưng, đến năm 1971, hãng xe Chrysler đã bắt tay cùng tập đoàn Bendix để nghiên cứu, cải tiến và cho ra mắt hệ thống hệ thống chống bó cứng phanh ABS dựa trên sự điều khiển của hệ thống máy tính xử lý thông tin của bốn cảm biến đặt trên bốn bánh xe. Cũng trong thời gian này, các hãng ôtô khác như Ford và GM cũng rục rịch giới thiệu hệ thống ABS của riêng mình với những tên gọi khác nhau. Điểm chung của hệ thống ABS vào thời điểm này đa phần là chỉ trang bị trên bánh sau của xe. Và cứ như thế, các hãng xe trên toàn thế giới bắt đầu tập trung nghiên cứu và cải tiến hệ thống ABS để tăng cường sự an toàn cho chiếc xe cũng như giúp người lái yên tâm hơn khi vận hành trên đường.
ABS - câu chuyện an toàn không của riêng ai
Cho đến ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trở thành một công nghệ không thể thiếu đối với xe ôtô và cả những những chiếc xe motor phân khối lớn bởi sự an toàn mà hệ thống phanh này mang lại cho người lái. Những chiếc xe không còn hiện tượng bị khóa chết bánh xe do người lái xe đột ngột sử dụng phanh với lực lớn mà sẽ liên tục nhấp nhả để giảm thiểu khả năng trượt bánh trên đường và giúp người lái vẫn có thể điều khiển được chiếc xe ngay cả khi phanh gấp. Tuy nhiên, đó là với những mẫu xe ôtô hoặc những chiếc xe môtô đắt tiền, còn với dòng xe tay ga phổ thông thì hệ thống ABS là một công nghệ quá xa xỉ bởi giá thành cao và người tiêu dùng chưa đánh giá cao hệ thống này khi ứng dụng cho những chiếc xe dung tích chỉ 125cc-150cc trong điều kiện di chuyển chậm trong thành phố. Ngay cả một hãng xe scooter giàu truyền thống như Vespa cũng chỉ đưa hệ thống ABS vào những mẫu xe tay ga có dung tích động cơ lớn như Vespa GTV 300 ABS, Vespa GTS 300 ABS,....
Chính vì lẽ đó, vào năm 2013, khi Vespa ra mắt mẫu xe Vespa 946 với động cơ 3V i.e dung tích 125cc cùng thiết kế tương lai và những công nghệ an toàn hiện đại như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống chống trơn trượt ASR thì nhiều người đã ngạc nhiên và cho rằng đây là những trang bị dư thừa cho một chiếc xe tay ga cỡ nhỏ. Không những vậy, Vespa 946 còn bị đẩy giá lên cao bởi những công nghệ này. Thế nhưng Piaggio với 130 năm lịch sử và Vespa với hơn 70 năm truyền thống biết rằng đã đến lúc phải đưa an toàn của những Vespa-fan lên một tầm cao mới. Và chính vào lúc đó, Vespa 946 ra đời với hệ thống an toàn ABS và ASR khiến nó trở thành chiếc xe tay ga dung tích 125cc an toàn nhất thế giới.
Vespa 946 ABS – An toàn ở tầm cao mới cho khách hàng Việt Nam:
Với một quốc gia có khí hậu nhiệt đối gió mùa ẩm như Việt Nam với lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 đến 2.000mm và số ngày mưa trung bình trong năm là 100 ngày thì người lái xe tại Việt Nam sẽ thường xuyên phải điều khiển những chiếc xe tay ga của mình trong điều kiện đường ướt nước và trơn trượt. Đó là còn chưa kể đến những con đường xấu với nhiều đá răm và sỏi nhỏ. Chính vì lẽ đó, hệ thống chống bó cứng phanh ABS lại rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho những lái xe tại Việt Nam. Và đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành thị trường lớn của Vespa 946 khi mà chỉ sau 2 năm ra mắt đã có hơn 50 chiếc xe Vespa 946 tìm thấy chủ nhân (dù giá mỗi chiếc Vespa 946 lên tới hơn 300 triệu đồng).
Tương lai của nền công nghiệp xe máy thế giới nói chung và nền công nghiệp xe máy Việt Nam nói riêng sẽ dần dần được định hình lại bởi những chiếc xe máy được trang bị những công nghệ an toàn cao cấp hơn như có hệ thống ABS, ASR.... Tất nhiên, điều này chỉ có thể có được khi Vespa 946 là mẫu xe tiên phong đưa tới các Vespa-fan những công nghệ hiện đại của nền công nghiệp xe máy thế giới và chắc chắn rằng, những mẫu xe khác của Vespa cũng sẽ được tích hợp những công nghệ này trong một ngày không xa.
Sự cần thiết của phanh ABS