Hà Nội: Hết thời đàn ông “độ ô tô” để đi phố, ngồi cafe?

Việc độ xe phần nhiều xuất phát từ tình yêu với xế của đàn ông hoặc từ thú vui mang xe đi đua trong các giải đua xe tốc độ. Tuy nhiên, vẫn có không ít những chiếc xế đậm chất off-road nằm buồn thiu vì bộ môn đua xe thể thao còn thiếu “sân chơi” chuyên nghiệp và có rất ít giải.

Hà Nội: Hết thời đàn ông “độ ô tô” để đi phố, ngồi cafe? - 1

“Nói về đua xe như là một bộ môn thể thao ở Việt Nam, do tần suất tổ chức các giải rất thấp, một năm chỉ chạy 1, 2 giải, nên các tay đua rất ít kinh nghiệm thi đấu. Trong khi đó, ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, hầu như tháng nào họ cũng có giải đua”, ông Nguyễn Thanh Hải, một tay đua lâu năm được biết đến với biệt danh "Hải Kar" trong giới đua xe địa hình nhận định.

Tính tới thời điểm hiện tại, những người đam mê bộ môn offroad Việt Nam đã không còn xa lạ với những giải đua xe địa hình được tổ chức hơn chục năm qua như Vô Lăng Vàng (VOC), KOP, RFC, …Những giải đấu này đều đã từng mang đến cơ hội thử thách cho những tay lái gan dạ nhất, có kỹ năng lái tốt nhất.

Tuy vậy, trong khi người Việt trẻ càng ngày càng không xem xe ô tô chỉ là một loại tài sản đơn thuần, thì sự phát triển của bộ môn thể thao tốc độ ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai; người chơi xe cần một sân chơi khác biệt, một giải đua gần thực tế và có tính ứng dụng cao. Giới mê đua xe địa hình gần đây trở nên xôn xao khi giải đua Knock Out the King (KOK) chính thức ra mắt trong đầu tháng 3/2018.

Hà Nội: Hết thời đàn ông “độ ô tô” để đi phố, ngồi cafe? - 2

Không xuất hiện rầm rộ trên truyền thông, KOK được biết đến đầu tiên từ đầu năm 2018 khi nhiều tay lái quy tụ về Đồng Mô và tiến hành liên tục các lượt chạy thử trên đường đua. Gede, vị giám đốc kỹ thuật 60 tuổi của đội tuyển U23 Việt Nam, là một trong những tay lái thử đầu tiên trên đường đua KOK (ảnh trên).

“Tôi thấy đáng kinh ngạc. Tôi không thể tin lại có thứ cảm giác này ở Việt Nam vì ở đây tôi ít có dịp được như thế này”, ông Gede kể lại về cảm giác phấn khích ngay sau vòng thử đầu tiên.

“Ở Đức, đua xe là môn thể thao khá phổ biến. Tôi và các con trai thường xuyên đem xe đi tham gia các sự kiện. Tôi đã từng thi đấu những trận Derby giữa Schalke và Borussia Dormund, gay cấn đến nghẹt thở. Và ở đây, tôi tìm lại được cảm giác ấy, tôi hồi hộp với từng cú đạp ga và những pha đánh lái trên đường đua của các bạn”, vị giám đốc kỹ thuật của U23 Việt Nam nói.

Được biết, cũng là offroad, nhưng KOK được nhiều tay đua đánh giá là giải đua đầy cá tính và khác lạ.

Tốc độ và đối kháng (2 đội cùng thi và loại trực tiếp) chính là những điểm khác biệt lớn nhất mà ban tổ chức KOK muốn nhấn mạnh. Điều này không chỉ thách thức các tay lái xử lý chính xác ở mức độ chuyên nghiệp, mà còn là thử thách đối với sức chịu đựng của những chiếc xe trong một số tình huống. Ban tổ chức chấm điểm bằng hệ thống đếm giờ của Tag Heuer, gắn bằng chip trên xe thi đấu. Hệ thống đồng hồ bấm giờ này cho phép xử lý ở tốc độ lên tới 200 km/h, sai số dưới 0,001 giây.

Hà Nội: Hết thời đàn ông “độ ô tô” để đi phố, ngồi cafe? - 3

Anh Nguyễn Hồng Vinh, người từng thi đấu tại giải đua địa hình quốc tế tại Malaysia cho biết: "KOK 2018 là giải đua có nội dung rất mới, chưa từng có ở Việt Nam. Đây là giải đậm chất ‘đua xe’, vì thế hoạt động huấn luyện, chạy thử là cần thiết”.

Theo Ban tổ chức giải, KOK mùa giải đầu tiên sẽ diễn ra trong 2 ngày 24 - 25/3/2018 tới tại Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Các vòng tiếp theo được tổ chức tháng 6 và tháng 9. Tháng 12 sẽ là vòng chung kết để tìm ra nhà vô địch của Năm.

Vô địch KOK vòng I có tổng giá trị giải thưởng lên tới 350 triệu đồng. Trong đó, tính khốc liệt của giải đua càng được nhấn mạnh bằng giải thưởng lên tới 200 triệu cho tay lái vô địch vòng đua tháng. Giải chung kết năm sẽ có mức cộng dồn đến 500 triệu đồng. “Nếu có kỹ năng tốt, người tham gia có thể sống bằng việc tham dự giải đua. Tuy vậy, đây chỉ một trong nhiều yếu tố của KOK khiến các tay đua khấp khởi mừng. KOK ra đời với mục tiêu đem đến một giải đấu offroad chuyên nghiệp đầu tiên cho các tay lái người Việt, từ đó truyền cảm hứng cho người chơi bứt phá mọi giới hạn của đường đua và xác lập những kỷ lục mới. KOK được định vị mang tầm quốc tế, hướng tới sánh vai với các giải đấu lớn chuyên nghiệp, chứ không đơn giản là cọ sát kỹ năng thông thường", ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Tổ chức khẳng định.

Đồng quan điểm, Giám đốc kỹ thuật của U23 Việt Nam, ông Gede nói: "Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng trong những năm qua đã có những thành tích đặc biệt như việc U23 vào tới trận chung kết của giải U23 AFF cup. Với KOK, tôi chúc cho giải KOK thành công và sẽ tìm ra được những nhân tố của Bộ môn đua ô tô địa hình, nuôi dưỡng và nâng tầm so với các quốc gia khác trên thế giới".

Knock Out the King (KOK) là giải đấu chuyên nghiệp được Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam cấp phép, mở cửa cho các VĐV quốc tịch VN lẫn nước ngoài đồng thời không phân biệt giới tính người tham gia. KOK 2018 mùa giải đầu tiên có sự tham dự của 36 VĐV. Ban tổ chức KOK đã dành số hiệu 01 cho tên tuổi gắn liền với đội U-23 VN- tiền vệ Nguyễn Quang Hải ở vai trò VĐV danh dự.

Với tinh thần bứt phá mọi giới hạn, không chấp nhận khó khăn, nhãn hàng nước tăng lực STING là nhà tài trợ Vàng duy nhất của KOK, thương hiệu ô tô Việt Vinfast và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt‎ là hai nhà tài trợ Bạc của giải đua.

Hà Nội: Hết thời đàn ông “độ ô tô” để đi phố, ngồi cafe? - 4

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm