Doanh nghiệp vận tải làm gì trước thềm Nghị định 86/2014/NĐ-CP?

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các phương tiện kinh doanh vận tải xe ô tô bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Hàng trăm ngàn thiết bị vận tải sẽ phải phải lắp thiết bị định vị

Theo Nghị định 
Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các xe taxi cũng phải gắn các thiết bị giám sát hành trình trước ngày 1/7/2015. Các loại xe vận tải khác cũng phải thực hiện lắp đặt theo lộ trình như sau: trước ngày 1/1/2016, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Trước ngày 1/7/2016, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn trở lên phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Trước ngày 1/1/2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải có trọng tải thiết kế từ 3,5 đến dưới 7 tấn. Trước ngày 1/7/2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Trên cả nước hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp kinh doanh vận tải với số lượng xe lên đến hàng trăm ngàn chiếc. Việc đầu tư ban đầu khi lắp đặt các thiết bị định vị có giá dao động từ 3 đến 5 triệu đồng/xe. Đâu là điểm doanh nghiệp nên lưu ý để tiết kiệm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng Nghị định?

Đừng lắp đặt để đối phó

Theo quy định, các thiết bị giám sát hành trìnhcủa xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu như: Lưu giữ và truyền dẫn được các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong 24 giờ của từng lái xe. Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải và quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên ngoài thực tế, một số doanh nghiệp chỉ tìm và lắp đặt thiết bị để đói phó với các cơ quan chức năng, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm dẫn đến việc truyền tải thông tin quản lý không chính xác, không trích xuất được thông tin theo yêu cầu. Doanh nghiệp nên tìm kiếm thiết bị hợp quy phù hợp, được hỗ trợ kỹ thuật tốt, đảm bảo việc vận hành, tránh việc bị xử phạt hoặc phải đầu tư thay thế các thiết bị không đảm bảo.

Tận dụng để tối ưu hoá lợi nhuận Các thiết bị định vị nếu khai thác tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi vận hành đội vận tải. Tuỳ từng nhà cung cấp thiết bị, sản phẩm sẽ được bán kèm các gói chức năng và dịch vụ hỗ trợ khác nhau. Có thể kể sơ lược một số tính năng mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tối ưu hoá hoạt động của đội xe như: quản lý tài xế, xe theo thời gian và địa điểm chính xác; báo cáo số lần tắt/mở máy xe; số lần đóng mở cửa/thùng xe; tốc độ vận hành và báo cáo nếu vượt tốc độ tối đa; quản lý xăng dầu, tính tiền cước, so sánh hiệu năng hoạt động của xe theo ngày/tháng/năm,…Thay vì trang bị một đội vận hành cồng kềnh, các thiết bị sẽ giúp giảm tải việc giám sát, liên lạc và tỉ lệ hao hụt khi vận chuyển. Ông Đinh Minh Quân - Tổng Giám đốc công ty Định Vị Số, đơn vị chủ quản thiết bị giám sát hành trình iTracking.vn chia sẻ. “Nghị định cũng mang lại cơ hội trong việc thay đổi phương thức vận hành thủ công truyền thống đã cũ và không sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển cao của ngành vận tải cả nước (khoảng 11,7% GDP - một con số khá cao ở các nước phát triển). Các thiết bị định vị và dịch vụ bảo trì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian quản lý/vận hành, tối ưu hoá lợi nhuận.”. Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm hoạt động vận tải của riêng mình, doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm các đối tác linh động có thể cung cấp hệ thống quản lý thiết kế riêng phù hợp nhất theo yêu cầu.
Theo Nghị định 
 
Theo Nghị định