Chuyện đi của một nhà Tây

Vuợt qua 53 ngàn km, Việt Nam là nước thứ 36 và Hà Nội là điểm dừng chân thứ 426 của gia đình tôi.

Tôi là Nina Ringdahl và chồng tôi là Ola Ringdahl. Chúng tôi là người Thuỵ Điển.

 

Chuyện đi của một nhà Tây - 1
Vợ chồng tôi và các con: Temba (8 tuổi), Disa (5 tuổi rưỡi), Tinna (3 tuổi) và cậu út Atlas (1 tuổi)
 
Tháng 4/2008, chúng tôi - hai vợ chồng và 4 con nhỏ, xuất phát từ Thuỵ Điển bắt đầu chuyến đi xuyên Âu-Á bằng ô tô.
 

Chuyện đi của một nhà Tây - 2
Quốc gia đầu tiên chúng tôi tới trong chuyến đi là Anh. Mỗi khi tới một nước, tôi đều viết tên nước lên xe nhưng do vừa tới Hà Nội nên tôi chưa kịp viết Việt Nam
 
Xe của chúng tôi là một chiếc Land Rover Defender 130 đời 2000 do nhà độ xe Foley Specialist Vehicles (Anh Quốc) nâng cấp để chuyên chạy đường khó. Và chúng tôi cũng trực tiếp tham gia vào công đoạn thiết kế nâng cấp xe. Chiều dài cơ sở của xe được kéo dài nhằm tăng khả năng chuyên chở của xe; sát-xi xe được gia cố bằng thép tấm; hệ thống treo dùng 4 giảm chấn thay vì 2 như xe nguyên bản. Đề phòng các chuyến đi dài có thể không có trạm xăng, chúng tôi cũng đặt thêm một thùng nhiên liệu dự trữ cho xe. 
 

Chuyện đi của một nhà Tây - 3

Chiếc Land Rover nguyên bản là xe bán tải được cải tạo thành kiểu xe mui kín. Trên nóc xe, chúng tôi đặt một chiếc lều lớn để cả nhà ngủ đêm mỗi khi tới điểm dừng

Chuyện đi của một nhà Tây - 4
Công việc cải tạo và nâng cấp xe do nhà độ xe Foley (Anh Quốc) thực hiện; trước chuyến đi, chúng tôi đã thay mới động cơ, phanh và ly hợp. Tuy nhiên, xe vẫn gặp sự cố lớn: hộp số bị vỡ và chúng tôi đã phải vượt qua 1.700km ở Ấn Độ chỉ bằng số 4!

Chuyện đi của một nhà Tây - 5
Đây là đoạn nối thêm ở thân xe và thùng nhiên liệu thứ 2
 
Đề phòng rủi ro, chúng tôi gia cố một hệ thống khung chống lật rất chắc chắn; chỗ ngồi cũng được thiết kế lại để 2 người lớn và 4 trẻ nhỏ có thể thoải mái trong các chuyến đi dài.

 

Và để tránh mọi hư hỏng có thể phát sinh, chúng tôi thay mới động cơ, phanh và ly hợp.
 

Chuyện đi của một nhà Tây - 6
Toàn bộ sát-xi được gia cố lại và hệ thống treo được lắp thêm giảm xóc (2 giảm xóc mỗi bánh thay vì 1)

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 7
Đề phòng khả năng bị tháo mất bánh xe, chúng tôi đặt cả khoá bu-lông

Chuyện đi của một nhà Tây - 8
Chuyện đi của một nhà Tây - 9
Không muốn lệ thuộc vào các thiết bị dẫn đường điện tử, chúng tôi chỉ dùng la bàn và bản đồ

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 10
Mọi người thường hỏi “Bọn trẻ không đi học sao?” Tôi trả lời: “Chúng học ở đây! Tôi dạy chúng những lúc có thể”
 
Chuyện đi của một nhà Tây - 11
Đây “phòng riêng” của bọn trẻ

Chuyện đi của một nhà Tây - 12
Chúng tôi thường nghỉ lại những nơi cảnh đẹp và chiếc xe là nguồn cấp điện chiếu sáng; máy phát của xe đã được thay loại có dòng lớn để chạy 2 ắc-quy và các ổ cắm điện được lắp xung quanh xe

Chuyện đi của một nhà Tây - 13
Một kỷ niệm vui với chúng tôi: một anh chàng mê xe tại Nepal nói với chúng tôi, “xe của anh chị rất tuyệt, nhưng vẫn thiếu một thứ”. Và đây là thứ xe còn thiếu mà anh đã tặng chúng tôi: một cái mở bia gắn sau xe!

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 14
Ở mỗi nơi dừng chân, tôi đều tự đi chợ để mua đồ ăn, thức uống

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 15
Để phục vụ bữa ăn gia đình, chúng tôi mang theo cả bếp ga và tủ lạnh nhỏ

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 16
Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày được chứa trong một bể nhỏ phía sau xe

Chuyện đi của một nhà Tây - 17
Khi bắt đầu chuyến đi, Atlas mới 6 tháng tuổi và chúng tôi phải địu cháu mỗi khi ra khỏi xe

 
Chuyện đi của một nhà Tây - 18
Nhưng giờ Atlas đã có thể leo trèo khắp mọi nơi trên xe

 

Chuyện đi của một nhà Tây - 19

Chuyện đi của một nhà Tây - 20
Những nước gia đình Ringdahl đã đi qua (Ảnh: Google Map)
 
Vuợt qua 53 ngàn km, Việt Nam là nước thứ 36 và Hà Nội là điểm dừng chân thứ 426 của gia đình tôi. Chuyến đi này không chỉ nhằm thoả mãn thú vui thích đi và khám phá của chúng tôi, mà cũng là cơ hội để bọn trẻ được thấy mọi người trên tất cả những nơi chúng qua đã sống, làm việc như thế nào.

 

Hơn nữa, chuyến đi cũng giúp các con tôi được tận mắt thấy những gì - nếu thu mình lại, có lẽ chúng chỉ biết qua sách vở: Con đường Tơ lụa ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tam Giác Vàng ở nơi giáp ranh Lào, Thái Lan và Myanmar… Qua rất nhiều nơi, tôi phải giải đáp cho bọn trẻ chỉ những câu hỏi chỉ chúng mới nghĩ ra: “Vua làm gì mà nhiều tiền, ở lâu đài to và nhiều ô tô thế? Mà làm thế nào để thành vua?”

 

Không chỉ những câu hỏi ngộ nghĩnh như vậy cùng những trải nghiệm thú vị như đi lạc đà ở Iran, cỡi voi ngắm tê giác ở Ấn Độ, tắm sông ở Lào hay chơi cricket cùng trẻ ở Nepal, bọn trẻ vẫn quan sát và đặt câu hỏi “Nepal sao nghèo thế? Có phải ở Châu Phi cũng vậy không mẹ?” Cũng như khi qua Kosovo, chúng tôi đã phải giải thích rất nhiều về cuộc chiến đã từng xảy ra ở đây. Nhưng rõ ràng bọn trẻ cho rằng chiến tranh thật là ngốc. Giá mà người lớn cũng nghĩ vậy.

 

Đến Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ được biết nhiều điều hơn là phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm hay múa rối nước. Sau khi thăm Hà Nội, chúng tôi sẽ đi Huế và sau đó quay lại Thái Lan để gửi xe và bay về nước vào cuối tháng 6 này để Temba bắt đầu đi học.

 

Chúng tôi không phải những người giàu có tiền bạc. Chúng tôi chỉ là những người làm công bình thường. Khi quay về nước, chúng tôi sẽ phải tìm một công việc mới; để dành tiền và nghĩ tới một chuyến đi khác trong tương lai. Bởi lẽ, tôi tin rằng, cứ đi và trải lòng với tất cả mọi người, các con tôi sẽ trở nên giàu có - ít nhất là bằng những gì chúng thu lượm được sau mỗi chuyến đi.

 

Theo Kar
Autopro
Ghi theo lời kể của Nina Ringdahl

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm