Cấp GPLX số tự động từ tháng 9, cấp GPLX quốc tế từ tháng 10

(Dân trí) - Công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe ô tô số tự động (GPLX) sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2015. Chương trình đào tạo lái xe ô tô số tự động được tách riêng với số sàn, thời gian học giảm 12 ngày.

GPLX ô tô số tự động sẽ được cấp từ tháng 9 tới đây (Ảnh: Việt Hưng)

GPLX ô tô số tự động sẽ được cấp từ tháng 9 tới đây (Ảnh: Việt Hưng)

Dự thảo Thông tư 46 sửa đổi của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX số tự động đang được lấy ý kiến. Trong dự thảo nêu rõ, GPLX số tự động sẽ được cấp cho người có nhu cầu cấp GPLX hạng B1 để điều khiển các loại xe ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi và người lái ô tô tải hoặc ô tô tải chuyên dụng số tự động có tải trọng thiết kế dưới 3,5 tấn.

Theo đó, chương trình đào tạo lái xe ô tô số tự động được rút ngắn hơn so với nội dung đào tạo số sàn, thời gian học giảm 80 giờ tương đương với 12 ngày học lái xe của học viên. Cụ thể: học viên sẽ phải trải qua 476 giờ đào tạo lái xe, với 136 giờ học lý thuyết và 340 giờ học thực hành; trong khi đó, thời gian học số sàn là 556 giờ với 136 giờ học lý thuyết; 420 giờ học thực hành.

Điểm khác biệt với lái xe số sàn là trong quá trình học lái xe số tự động học viên sẽ phải thực hiện nhiều hơn 1 bài thi (11 bài). Trong dự thảo thông tư 46 cũng có thêm quy định mới là tổ chức đào tạo lái xe vào các ngày thứ 7, chủ nhật để tạo điều kiện cho người học.

Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho biết, chi phí đào tạo lái xe ô tô số tự động có thể thấp hơn số sàn, tuy nhiên mức phí cụ thểphụ thuộc từng cơ sở đào tạo và được Sở GTVT các tỉnh, thành chấp thuận.

“GPLX ô tô số tự động giải quyết nhu cầu học của một bộ phận người dân có nhu cầu sử dụng. GPLX này sẽ giới hạn người tham gia giao thông chỉ được lái xe số tự động, G PLX này không có giá trị thay thế các loại giấy phép lái xe hiện nay” - ông Quyền khẳng định.

Cấp GPLX quốc tế từ 1/10

Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (gọi tắt là Công ước Vienna) sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 20/8.

Mẫu GPLX quốc tế

Mẫu GPLX quốc tế

Dự thảo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT về việc cấp và sử dụng GLPX quốc tế đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn thành và trình Bộ GTVT để xin ý kiến các Bộ ngành, nhân dân. Theo đó, dự kiến GPLX quốc tế sẽ được cấp từ ngày 1/10.

Theo quy chuẩn của quốc tế, hình thức GPLX quốc tế là dạng quyển và giống như hộ chiếu hiện nay. GPLX này có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước Vienna. Trên GLPX in 4 thứ tiếng cơ bản là Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp GPLX đó.

Trong GPLX sẽ ghi rõ người có GPLX quốc tế được lái ô tô, mô tô loại nào. GPLX quốc tế có thời hạn theo quy định chung của công ước từ 1 - 3 năm. Hồ sơ xin cấp GPLX quốc tế bắt buộc phải có GPLX đang sử dụng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đơn đề nghị xin cấp GPLX quốc tế.

Châu Như Quỳnh

Theo bạn, có cần cấp riêng giấy phép lái xe ô tô số tự động hay không?
Không
  

Học viên
học lái xe số tự động sẽ giảm được 12 ngày

Học viên
học lái xe số tự động sẽ giảm được 12 ngày
 
Học viên
học lái xe số tự động sẽ giảm được 12 ngày



Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm