Trào lưu “chắc tôi chớt” đi vào bộ tranh "Tết xưa- Tết nay"

(Dân trí) - So sánh giữa hai hình ảnh Tết xưa và Tết nay dưới con mắt hài hước, bộ tranh khiến người xem bật cười thú vị, nhưng rồi lại phải ngay lập tức nhíu mày để suy ngẫm về những giá trị văn hoá đích thực đang dần mai một.

Hình ảnh hai bà cháu bên chậu nước cây mùi già gội đầu, tẩy trần chiều tất niên, không khí rộn ràng của phiên chợ Tết hay cảnh gia đình quây quần gói bánh chưng,… tưởng như đã dần phai nhạt nay được tái hiện vô cùng sinh động qua bộ tranh “Tết xưa Tết nay”.

Trào lưu “chắc tôi chớt” đi vào bộ tranh Tết xưa- Tết nay

Những nét đẹp rất hoài cổ của Tết xưa được đan xen so sánh khéo léo với hình ảnh Tết nay trong cuộc sống hiện đại và đầy tính thời sự. Từ câu chuyện của chàng “hotboy bị ném đá nhiều nhất trên mạng” Kenny Sang hoá thân thành Võ Mỵ Nương với áo hoàng bào, vụ án chai nước có ruồi đến hình ảnh chú Thỏ Bảy Màu làm mưa làm gió trên facebook với câu nói đang tạo trào lưu “Chắc tôi chớt”… được thể hiện dí dỏm và tự nhiên nhưng cũng rất ấn tượng và khơi gợi nơi người xem nhiều suy ngẫm.

Trào lưu “chắc tôi chớt” đi vào bộ tranh Tết xưa- Tết nay

So sánh giữa hai hình ảnh Tết xưa và Tết nay dưới con mắt hài hước, bộ tranh dễ khiến người xem bật cười thú vị, nhưng rồi lại phải ngay lập tức nhíu mày để suy ngẫm về những giá trị văn hoá đích thực đang dần mai một.

Trào lưu “chắc tôi chớt” đi vào bộ tranh Tết xưa- Tết nay

“Sống chấm lại, sẻ chia đi và yêu thương nhiều hơn” là thông điệp mà nhóm các bạn của Truyền thông Trăng Đen muốn truyền tải qua bộ tranh đầy ý nghĩa.

Với tâm huyết giữ lại nét Tết xưa cho thế hệ mai sau, nhóm tình nguyện viên Truyền Thông Trăng Đen (Đây là nhóm công tác xã hội thiện nguyện do các bạn trẻ đam mê truyền thông cùng nhau lập nên để giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của Việt Nam) phát động chuỗi chương trình “Gìn giữ Tết xưa” với nhiều hoạt động nhắm vào giới trẻ.

Trào lưu “chắc tôi chớt” đi vào bộ tranh Tết xưa- Tết nay

Bên cạnh việc vẽ tranh, nhóm còn tổ chức cuộc thi viết “Tết xưa chưa mất” để khuyến khích các bạn chia sẻ những kỷ niệm, ký ức về Tết xưa dưới dạng viết, vẽ, làm video clip trên mạng xã hội; xuất bản sách điện tử “Ký ức Tết xưa” trên mạng điện thoại.

Phương Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm