Tìm nhà ở ghép, vô tình quen chàng "nữ tính"
Vừa ngồi xuống, Tín chỉ thích trò chuyện với cậu bạn tôi. Tay Tín như không thể để yên một chỗ, cậu ta chỉ nói toàn "lời có cánh" khiến tôi bủn rủn chân tay. Sau cuộc gặp, tôi hú vía vì đã vô tình tìm nhà ở ghép lại được quen… "gay".
Lần theo những lời topic đăng trên các trang rao vặt, PV được biết, hiện có một xu hướng "ở ghép" trong giới trẻ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, không ít trường hợp khi đi ở ghép đã "khóc dở mếu dở" vì vô tình ghép với… “gay” mà không hề hay biết.
"Gay" tìm bạn ở ghép
Lần theo một topic với nội dung: "Cần nam ở ghép để giảm chi phí. Hiện, giá nhà 2,5 triệu/tháng (bao luôn điện nước), diện tích hơn 20m2, nhà gần trường rất tiện lợi cho việc đi học", chúng tôi bấm máy đến số 018886858xxx, người đầu dây tự xưng tên Tín (SV ĐHCN).
Nghe giọng của Tín thì rất "đàn ông" và có vẻ thân thiện. Tín bảo rằng, khi đăng tin trên mạng, cậu ta nói có nhu cầu tìm người ở ghép nhưng thực chất cậu muốn giúp đỡ ai có hoàn cảnh khó khăn có thể đến ở cùng và cậu có dịp… kết bạn.
Biết tôi có nhu cầu tìm nhà cho em trai, Tín còn nói: "Chị yên tâm, em từng là sinh viên khoa tiếng Anh nên sẽ có thể giúp các bạn một chút về việc học ngôn ngữ này". Nghe vậy, tôi giả vờ: "Nếu có thể hai ngày nữa mình dẫn cậu em qua xem nhà được chứ?", Tín vui vẻ: "OK. Lúc nào đến cứ gọi trước cho em".
Hai ngày sau, đúng hẹn, tôi và người bạn thân, đóng vai cậu em trai, có mặt ở điểm hẹn. Xuất hiện trước mặt chúng tôi là một nam thanh niên bảnh chọe, đầu tóc bóng mượt, quần áo hàng hiệu sang trọng và giọng nói thì "liễu yếu đào tơ" khiến người nghe đến "sởn da gà".
Theo quan sát của PV, điều kiện ăn ở của Tín quá sang trọng so với một sinh viên. Đúng như lời Tín nói, cậu ta không có nhu cầu giảm chi phí và chỉ muốn… kết bạn?
Điều khiến PV phát hoảng là, khi vừa ngồi xuống, Tín chỉ thích trò chuyện với cậu bạn tôi. Tay Tín như không thể để yên một chỗ, cậu ta chỉ nói toàn "lời có cánh" khiến tôi bủn rủn chân tay. Sau cuộc gặp, tôi hú vía vì đã vô tình tìm nhà ở ghép lại được quen… "gay".
Một góc khu nhà trọ "ở ghép" tại Hà Nội.
Trong quá trình tìm hiểu về nam gay có nhu cầu ở ghép, tôi vô tình được biết đến chị Nguyễn Thu Trang (ở Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng từng đi tìm nhà ở ghép cho cậu em ruột. Trang đã bấm số điện thoại liên lạc trên mảnh giấy dán tìm bạn. Cuộc thỏa thuận chóng vánh, một tuần sau chị Trang dẫn em đến nhận nhà.
Nhìn bề ngoài, ngôi nhà có vẻ lụp xụp nhưng bên trong tiện nghi không thiếu thứ gì. Gã thanh niên tên Hải đầu vuốt gel bóng lộn, đi xe SH và cũng xài hàng hiệu. Điều làm chị Trang ngạc nhiên, Hải với dáng người gầy, cao và nét mặt đậm đặc nữ tính.
Thế nhưng, sự ngạc nhiên cũng qua đi, chị Trang trộm nghĩ, ngôi nhà đầy đủ tiện nghi cũng đỡ vất vả cho em mình. Nào ngờ, ngay đêm đầu tiên Ninh Anh (em trai Trang - PV) dọn về "nhà mới", khi đang ngủ ngon giấc, một bóng đen chập chờn trước mặt, gã trai kia tay đang sờ soạng lên cậu và khẽ cúi đầu xuống đặt hụ hôn khiến Ninh Anh chết lặng người. Sáng hôm sau, Ninh Anh vội vàng thu dọn đồ đạc về nhà chị gái ở.
Xu hướng tình dục nguy hại trong giới trẻ
Đem thắc mắc về việc những nam "gay" gắn mác sinh viên để tìm người ở ghép, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý (Cục Bảo trợ trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng: “Gay” được hiểu là đồng tính luyến ái - việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau. Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tình dục.
Theo TS.Kim Quý, trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi.
Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình.
Tại Việt Nam, hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính nhưng hôn nhân đồng tính là trái với Luật hôn nhân và gia đình.
Theo các bác sĩ, “gay” hay đồng tính là một hiện tượng giới tính khá phổ biến thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Song chưa hẳn ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về xu hướng tình dục này.
Có thể hiểu nôm na rằng, gay là một từ thường được dùng để chỉ những người đàn ông bị hấp dẫn, có quan hệ tình dục hay ý muốn quan hệ tình dục với những người đồng giới. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về đồng tính luyến ái.
Theo BS. Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: "Thật" và "giả". Những người "đồng tính thật" là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm.
Theo BS.Sơn, hầu hết những người đồng tính là "giả", bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường. Nhưng, khi giới trẻ coi đó là trào lưu thì rất nguy hiểm…
Theo N.Giang
Đời sống & Pháp luật