Theo đuổi đam mê: Câu chuyện “muôn đời” của giới trẻ
“Hãy làm công việc mình thích, và cả đời bạn sẽ không bao giờ phải làm việc”. Đó là một trong những cách ngôn truyền cảm hứng, mà giới trẻ vẫn chia sẻ với nhau và vô cùng tâm đắc. Thế nhưng để được “cháy” hết mình vì công việc yêu thích, sống trọn với đam mê là điều không hề dễ dàng.
Ngay từ thời điểm định hướng, chọn trường Đại học ở cuối cấp 3, những người trẻ đã phải đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn. Vì sợ bước ra khỏi “vùng an toàn”, nhiều người tỏ ra khá rón rén. Lê Phương Anh (nhân viên văn phòng, Thanh Xuân, Hà Nội) từng mơ ước theo đuổi nghệ thuật nhưng vì sợ thi trượt, sợ phải đối mặt với những khó khăn trong nghề nên đã quyết định thi vào Công nghệ Thông tin.
Thực tế cũng cho thấy, ngay sau khi bước khỏi cánh cổng Đại học, người trẻ lập tức phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp. Vì không đủ điều kiện tài chính, không được ủng hộ từ phía người thân, nhiều bạn đã phải chối bỏ ước mơ, chấp nhận một công việc vừa phải, ổn định nhưng không phù hợp với chuyên môn của mình, và hối tiếc. Mỗi khi nhắc về hoài bão một thời ấp ủ, Lê Phương Anh thổ lộ: “Cho tới nay, tôi vẫn buồn mỗi khi nhớ lại ước mơ mà mình từng ấp ủ”. Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều bạn trẻ khi lựa chọn con đường tương tự.
Khi còn trẻ, hãy theo đuổi ước mơ đến cùng
Sống trọn với hoài bão của mình là con đường thực sự khó khăn. Tuy nhiên, trên hành trình không trải “hoa hồng” ấy, rất nhiều người trẻ vẫn dám bước tiếp. Lan Hương (1991, Hà Nội) là một trong số đó. Từng thi đỗ ĐH Hà Nội, khoa tiếng Hàn nhưng cô quyết định bảo lưu kết quả học tập, dùng khoản tiền có được từ kinh doanh quần áo để đăng ký theo học ở Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội.
Để “trụ” được với nghề, cô phải tự xoay sở để chi trả mọi khoản từ học phí tới các chi phí phát sinh khi lập nghiệp, thậm chí, có thời điểm phải vay tiền trả lãi nặng để duy trì doanh nghiệp. Tuy vậy, stylist 9x này chưa bao giờ nản lòng, hay hối hận vì những bước đi của mình.
“Cứ đuổi theo đam mê, rồi thành công sẽ đến với mình”, Lan Hương tâm đắc với quan điểm này và cho rằng cô đã và đang tìm được con đường đến với thành công khi được giới trẻ sành thời trang biết đến với biệt danh Xì Trum. Năm 2016, Lan Hương cũng giành giải quán quân cuộc thi Vespa Amateur Stylist Contest.
Kim Ngân (Hà Nội) đã giành được một suất theo học ngành Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia vừa qua, cô vẫn quyết tâm đăng ký một lần nữa. Kim Ngân khẳng định, ngoài Mỹ Thuật, cô không muốn theo đuổi bất cứ một ngành nào khác, dù bố mẹ đã khuyên can nhiều lần. Chưa biết kết quả thi ra sao nhưng cô gái 9x này tỏ ra khá hài lòng vì bước đi táo bạo của mình.
Cũng giống như Lan Hương, Kim Ngân; Minh Anh (1990) không nối nghiệp bố mẹ để trở thành một phụ huynh mà đăng ký học tại Học viện Thiết kế và Thời trang London. Khó khăn ập đến vì thời điểm đó, thời trang chưa phải ngành học hot. Sau khi ra trường, Minh Anh cũng phải tìm kiếm kinh nghiệm thêm ở một đơn vị khác và chỉ có thể mở studio riêng 2, 3 năm sau đó.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, Minh Anh vô cùng hài lòng vì cảm thấy đã phần nào “gặt hái” được thành quả từ nghề. Wephobia, thương hiệu do cô và cô bạn cùng trường Kim Cúc khai mở đã và đang để lại dấu ấn trong lòng người yêu thời trang ở Hà Nội.
Chia sẻ về bí quyết dẫn đến thành công, Lan Hương và Minh Anh đều có chung quan điểm. Họ đều cho rằng, người trẻ cần quyết tâm, hết mình với ước mơ, đam mê, đồng thời lựa chọn một cơ sở học tập uy tín với những người giáo viên truyền cảm hứng như Học viện Thiết kế và Thời trang London.
Cô nàng stylist Xì Trum gửi lời khuyên tới những người trẻ đang trăn trở về định hướng nghề nghiệp: “Nếu bạn rất thích một điều gì, hãy cố làm nó đến cùng! Một điều không kém phần quan trọng là chọn trường, tìm đến với những giáo viên thực sự có tâm. Thời còn đi học, các giáo viên của tôi không chỉ hướng dẫn, truyền cảm hứng cho tôi bằng những phương pháp dạy khác biệt mà còn rất sát sao tới đời sống học viên. Jason, thày giáo cũ của tôi thường tận tình hỏi han, ‘xốc’ tinh thần mỗi khi tôi thấy nản lòng, muốn bỏ cuộc…”.
Đó chỉ là 3 trong số vô vàn tấm gương đầy cảm hứng cho sự quyết tâm của giới trẻ khi theo đuổi những hoài bão của mình. Không có chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, nhưng “cứ đi, rồi sẽ đến!”…
K.M