Thế hệ những cô gái alfa của Hàn Quốc

Họ đến từ đâu, và tại sao phải gọi họ là “Những cô gái alfa”? Đó là những cô gái ưu tú, tuyệt hảo trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, kể cả học vấn, thể thao và năng lực lãnh đạo.

Một định nghĩa bắt đầu từ nước Mỹ

 

Khác với các thế hệ đi trước, không cảm thấy có những giới hạn nào không thể vượt qua đối với nữ giới. Daniel Kindlon, giáo sư đại học Harvard, Mỹ, là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về "những cô gái alfa" trong cuốn sách Alpha Girls: Understanding the New American Girl anh How She is Changing the World xuất bản năm 2006.

 

Hãy thử nghe một người trong số họ nói về mình: "Tôi không bao giờ cảm thấy có giới hạn nào trong các mục tiêu và giấc mơ của tôi, vì tôi là phụ nữ". Đó là ý kiến của Lee Chung Hui, 21 tuổi sinh viên năm nhất đại học Sungkyunkwan. Từ khi câu lạc bộ đầu trò (cheerleading club) của trường đại học được thành lập (1977), cô là người đầu tiên giữ cương vị chủ tịch. Lee phải cạnh tranh với các bạn học nam trong cuộc bầu chủ tịch mới cách nay một tháng.

 

Hiện tượng "Những cô gái alfa" đang dẫn đến những thay đổi thấy rõ trong thế giới trường học. Số lượng đông đảo các cô gái alfa đang mở ra kỷ nguyên mới không còn sự phân biệt và nhân nhượng giới tính. Ngày càng có nhiều cô giá alfa thành công trong môi trường học tập.

 

Theo qui định mới của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, từ đầu năm nay, các trường trung học và đại học bị cấm chia nam nữ ra riêng, khi đánh giá về bất cứ vấn đề gì. Tại trường trung học Sunjung, thay đổi này đã biến thành một cuộc tranh luận căng thẳng. Nhiều nam sinh và phụ huynh phản đối ra mặt. Họ sợ phương pháp đánh giá mới sẽ làm tụt hạng các nam sinh viên.

 

Từ năm 2004, trường Sunjung luôn chia riêng nam và nữ ra để đánh giá về thứ hạng, hầu thỏa mãn những bậc cha mẹ mang nặng bệnh thành tích. "Sự thật là có nhiều nữ sinh viên đạt kết quả học tập rất tốt, nên không cần phải tách riêng. Bỏ chung vào một giỏ để xếp hạng, họ sẽ đẩy nhiều nam sinh xuống hạng dưới" - Hong Gwan Pyo, hiệu trưởng trường nói.

 

Khi nữ giới không chịu thua nam giới

 

Tháng qua, khi chọn sinh viên đi thực tập nội trú tại các sứ quán Hàn Quốc ở nước ngoài, Đại học nghiên cứu Đối ngoại Hankuk đã gây ngạc nhiên với kết quả: Chỉ có 4 sinh viên được chọn là nam. Một viên chức trường nói: "Chúng tôi đánh giá sinh viên dựa trên khả năng ngôn ngữ nước ngoài và thứ hạng. Ngoài ra không còn sự phân biệt nào khác".

 

Định kiến nữ yếu hơn nam về môn toán và khoa học cũng không còn chỗ đứng. Năm 2005, chương trình quốc gia đánh giá sinh viên (NPSA) cho thấy tính trung bình, nữ sinh có điểm cao hơn nam sinh ở những môn học liên quan đến tiếng Hàn, nghiên cứu xã hội, toán, khoa học và tiếng Anh. "Tôi không bao giờ thấy nữ học kém hơn nam trong bất cứ lĩnh vực nào" - Park, 19 tuổi, nữ sinh giỏi tại trường Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Sungkyungkwan nói.

 

Hiện tượng những cô gái alfa cũng thấy nhiều trong khu vực lãnh đạo, vốn thường bị nam giới lấn lướt. Các chủ tịch sinh viên tại trường trung học Guil đều là nữ trong 6 năm liền, còn phó chủ tịch giúp việc cho họ là nam.

 

"Hiện tượng này đã trở thành truyền thống của Guil" - Chang Yeon Jin, 16 tuổi, tân chủ tịch nhận xét, "một chủ tịch nữ dễ tạo ra không khí dễ thân thiện hơn". Hiệu phó Lee man Dae cho biết, vào thời điểm này, tiếng nói của các cô gái có trọng lượng và được tin cậy hơn tiếng nói của các chàng trai. Họ cũng không còn mềm yếu như trước.

 

Dù là ưu tú, nhưng các cô gái alfa không hề có thái độ đối xử với bạn học nam, mà thái độ này lại xuất hiện ở các bạn nam bất mãn nhiều hơn. Cô giáo Kim, 36 tuổi đang dạy cấp 2 cũng đồng ý như vậy.

 

"Sự thay đổi trong môi trường xã hội đã làm thay đổi cách thế hệ alfa nhìn nhận về nữ quyền. Nữ quyền chỉ xuất hiện trong tình hình phụ nữ bị áp bức hoặc bị thua thiệt" - Lee bo Ram, một nữ sinh thường tham gia các hoạt động của trường trung học Yeongdeok nói.

 

Lee Hee Yeon, 23 tuổi, sinh viên hưởng học bổng của trường Đại học Hanyang cũng có ý nghĩ tương tự. "Nếu phụ nữ có tài như đàn ông thì không có lý do nào để phân biệt đối xử".

 

Trong các hội sinh viên Hàn Quốc, nữ không còn là thiểu số, và vì vậy cũng không còn lý do để duy trì chi hội nữ sinh viên để đấu tranh cho quyền lợi nữ sinh. Tháng qua, Hội sinh viên Đại học Yonsei đã bàn về việc hủy bỏ chi hội nữ sinh viên. Theo giáo sư tâm lý Gwak Keum Joo của Đại học Quốc gia Seoul thì nữ giới ngày càng tự tin hơn trước. "Họ không còn cần các ưu đãi nữa" - bà nói.

 

Theo Ng.Hảo Dũng
Thanh Niên/Thế giới điện ảnh