Tân sinh viên than trời vì chưa biết giữ tiền

Khác với các sinh viên năm trên mà bài ca “tiền đâu” luôn là bài ca quen thuộc cuối tháng, các tân sinh viên lần đầu tiên bước chân vào ngưỡng cửa đại học lại đối mặt với một bài toán hóc búa hơn. Đó là “làm sao giữ được tiền”?

Dù cho gia đình có hoàn cảnh đến đâu, bố mẹ cũng phải cố gắng chuẩn bị cho đứa con lần đầu tiên xa nhà một món tiền “dằn túi”. Khác với các sinh viên cùng lứa tuổi ở nước ngoài, chỉ có rất ít các tân sinh viên của chúng ta có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nếu như không nói rằng đại bộ phận trong số họ chưa bao giờ có kỹ năng quản lý chi tiêu, ngoài việc cứ hết tiền là ngửa tay xin tiền của bố mẹ.

 

Chính vì thói quen đó, họ rất nhanh chóng tiêu đi những đồng tiền mà nhiều khi bố mẹ ở nhà phải bán đi vài tấn thóc, một lứa heo hay rút từ sổ tiết kiệm phòng khi đau ốm để đưa cho con. Mạnh, một tân sinh viên của trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh than thở “vừa chân ướt chân ráo vào ký túc xá, chưa kịp mua sắm gì cho sinh hoạt cá nhân thì anh sinh viên năm trên ở cùng phòng đã “vay nóng” hết cả tiền, và bây giờ nhất định khất lần, làm em không biết phải làm thế nào”.

 

Ninh, sinh viên năm nhất của ĐH XH&NV còn khổ hơn, có hơn ba triệu bố mẹ cho để mua máy tính phục vụ cho việc học tập trên thành phố, nhưng chỉ vì nghe lời dụ dỗ của một chị sinh viên năm trên, đã dốc hết tiền để được tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, cuối cùng mất sạch tiền.

 

Theo một chuyên gia thuộc chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên, do tâm lý cả nể, ngờ nghệch, lại không có đầy đủ thông tin, nên tân sinh viên rất dễ bị rơi vào các cạm bẫy ở học đường. Còn nếu may mắn không mất tiền, thì do thiếu kinh nghiệm chi tiêu, họ cũng nhanh chóng tiêu sạch tiền mang theo, trong khi lẽ ra khoản tiền đó là để dành cho mua sắm sách vở và những vật dụng cần thiết khi sống xa nhà. Chuyên gia này cũng đưa ra một số lời khuyên cho các bạn tân sinh viên

 

Đừng chi tiêu mù quáng: Việc nắm rõ bạn tiêu bao nhiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng là rất quan trọng. Nếu mù mờ về những khoản này, các hóa đơn tiền điện nước, ăn uống, quần áo... có thể khiến bạn choáng ngợp khi chúng được cộng lại với nhau.

 

Đừng tiêu nhiều hơn những gì bạn có: Những thiết bị điện tử hiện đại, những xu hướng thời trang nổi bật, những chương trình giảm giá liên tục từ các nhãn hàng ưa thích… là những cám dỗ khó có thể chối từ khiến bạn dễ dàng liên tiếp rút ví để khuân về những món đồ mới. Để trở thành một người sống có nguyên tắc tài chính đơn giản là bạn phải học được cách chống lại những cám dỗ trên và ngừng tiêu những khoản tiền mà bạn không thực sự có.

 
Tân sinh viên than trời vì chưa biết giữ tiền

Đừng vì vui một chút mà chi tiêu vượt quá túi tiền sinh viên

Phải có quỹ dự phòng: Những sự việc bất ngờ không mong muốn như hỏng xe,  tai nạn hay bệnh tật có thể làm bạn tiêu tốn một khoản lớn và gây bất ổn về tài chính.

 

Ngừng thỏa hiệp với bản thân: Những điều chúng ta nói với bản thân và với người khác về tiền bạc có thể ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta chi tiêu. “Mình chẳng bao giờ có tiền, mình cũng sẽ chẳng bao giờ kiếm được tiền cả”, “Mua sắm là cách xả stress tuyệt vời”, và “Nhưng mình đã có bố mẹ lo chuyện tiền nong cho mình rồi”… Hãy cẩn thận với những câu nói tiêu cực hay tự bào chữa như trên, chính chúng là những tác nhân khiến bạn không đủ tự tin về khả năng tự quản lý tiền bạc của mình.

 

Để riêng một khoản tiết kiệm nhất định: Nếu bạn cho rằng nên chi tiêu trước và bỏ ống số tiền dư nếu còn, thì bạn hãy nghĩ lại. Bởi lẽ, khả năng là bạn sẽ chẳng còn xu nào sót lại để tiết kiệm hoặc số tiền còn lại quá ít ỏi. Khi sẵn tiền trong tay, bạn thường có xu hướng rút hầu bao cho những món đồ không thực sự cần thiết. Hãy coi bản thân là chủ nợ và trả cho mình trước tiên.

 

Hãy để riêng một khoản nhất định hàng tháng và đưa vào tài khoản tiết kiệm. Mặc dù khi mới bắt đầu tiết kiệm, khoản tiền này còn ít ỏi, nhưng qua thời gian, chúng sẽ là cứu tinh cho bạn trong những trường hợp cần thiết.

 

Ngoài việc tiết kiệm để “giữ tiền”, việc cân nhắc, lựa chọn sử dụng những sản phẩm, dịch vụ với chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi cũng là một kỹ năng quản lý tài chính quan trọng. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt dành cho các bạn tân sinh viên.

 

Trong đó, chương trình Q-Student+ của MobiFone đang được giới thiệu rộng rãi đến các trường đại học, với mục tiêu giúp cho sinh viên "giữ tiền" và chi tiền hợp lý ngay trong những ngày đầu, tháng đầu các bạn sinh viên bước vào ngưỡng cửa Đại học, từ nay đến hết tháng 11/2013 MobiFone cung cấp gói cước Q-Student+ với rất nhiều ưu đãi đặc biệt. Cước gọi nội mạng chỉ còn 690đ/phút, tặng 35 MB cước phí sử dụng 3G, miễn phí tiền mua và kích hoạt sử dụng sim mới.

 

Chi tiết về gói cước ưu đãi và chương trình khuyến mãi vui lòng liên hệ đến Tổng đài hỗ trợ 18001090. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, tân sinh viên có thể liên hệ với các quầy lưu động hỗ trợ của MobiFone ở 25 trường đại học trên địa bàn thành phố.
 
Phải có quỹ dự phòng

Các bạn sinh viên tìm hiểu những ưu đãi đặc biệt của gói cước Q-Student+

Phải có quỹ dự phòng

 …và háo hức đăng ký hòa mạng.