Những ý tưởng, mô hình “độc” về biển đảo Việt Nam của SV

(Dân trí) - Trong chuỗi hoạt động Hội trại “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2013, Trung ương Hội SV Việt Nam tổ chức triển lãm, trưng bày các mô hình và đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu hướng về biển đảo quê hương tại Lý Sơn.

Hội trại có sự tham gia của 900 sinh viên ưu tú trên cả nước, được tổ chức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Tại Hội trại, các nhóm sinh viên trình bày các mô hình như xây dựng đảo nhân tạo, đề án tăng diện tích đất đảo, tàu đệm khí chạy dưới biển và trên bờ, mô hình quy hoạch huyện đảo Lý Sơn,…

 

Đối với đề tài nghiên cứu về tăng diện tích đảo Trường Sa bằng phương pháp ngăn cát mềm, do nhóm sinh viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội đề ra 3 giai đoạn, với 3 giải pháp gồm Kè bờ bằng các khối dị hình (các tấm lớp Tetrapod) để gia cố bờ đảo; Thiết kế mỏ hàn ở phía Đông Bắc và cầu tàu ở phía Tây Nam để chắn dòng cát trôi theo từng mùa biển; Cát bồi đắp dùng lớp vải địa kỹ thuật thi công bằng máy móc và thiết bị san cát để mở rộng đảo.

 

Ngoài ra, đề tài tàu đệm khí của nhóm SV ĐH Bách khoa TPHCM cũng thu hút các sinh viên quan tâm. Khi hoạt động, tàu đệm khí này dựa trên sự tự nâng tàu trên mặt nước hay mặt đất bằng cách tạo ra áp lực dưới dạng một đệm khí.

 
Clip mô hình tàu đệm khí hoạt động trên cạn.
 

Đặc biệt, tàu đệm khí của ĐH Bách khoa TPHCM có ứng dụng thực tiễn đa dạng, như du lịch sinh thái, thể thao, thám hiểm, cứu hộ, cứu lũ, tuần tra trên biển và sông, hạn chế hành khách say sóng. Bên cạnh đó, tính năng tàu đệm khí ứng dụng trong khai thác trên khu vực đầm lầy, bãi bùn, rừng ngập mặn, sông ngòi chật hẹp,…

 

Hai đề tài nghiên cứu trên được sinh viên, đại biểu quan tâm. Tuy nhiên, khi tiến hành bước vào xây dựng thực tiễn thì cần tính toán cụ thể, khoa học và ứng dụng hiệu quả thực tế.

 

Hội trại sẽ kết thúc vào tối ngày hôm nay (4/5), đến sáng ngày 5/5, các sinh viên sẽ di chuyển vào đất liền bằng tàu cao tốc.
 
Ý tưởng xây dựng thành phố đảo nhân tạo trong tương lai của sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội
Ý tưởng xây dựng thành phố đảo nhân tạo trong tương lai của sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội

 
Cổng trại tiêu biểu nhất của Đoàn TNCS HCM Bộ Công an
Cổng trại tiêu biểu nhất của Đoàn TNCS HCM Bộ Công an

 
Công trình robot cá tìm đàn cá ngoài biển của SV đoàn TPHCM
Công trình robot cá tìm đàn cá ngoài biển của SV đoàn TPHCM

 
Đề tài nghiên cứu đất trồng trên đảo Trường Sa của SV trường ĐH Nông lâm TPHCM
Đề tài nghiên cứu đất trồng trên đảo Trường Sa của SV trường ĐH Nông lâm TPHCM

 
Đề tài nghiên cứu đất trồng trên đảo Trường Sa của SV trường ĐH Nông lâm TPHCM
Đề tài nghiên cứu Quy hoạch trung tâm huyện đảo Lý Sơn với 40 đơn vị, trường học do nhóm SV trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng thực hiện

 
Mô hình thành phố biển của SV trường ĐH Bách khoa TPHCM
Mô hình thành phố biển của SV trường ĐH Bách khoa TPHCM

 
Mô hình thành phố biển của SV trường ĐH Bách khoa TPHCM
Nhóm SV trường ĐH Bách khoa TPHCM giới thiệu mô hình nghiên cứu tàu chạy bằng năng lượng mặt trời trên biển Đông

 
Mô hình thành phố biển của SV trường ĐH Bách khoa TPHCM
Sinh viên các đoàn chăm chú theo dõi nguyên lý hoạt động tàu đệm khí do SV trường ĐH Bách khoa TPHCM trình bày

 
Sinh viên TPHCM dựng mô hình cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Trường Sa
Sinh viên TPHCM dựng mô hình cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Trường Sa

Sinh viên TPHCM dựng mô hình cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Trường Sa
Ý tưởng sử dụng công nghệ ngăn cát mềm để mở rộng diện tích đảo Trường Sa của nhóm SV trường ĐH Xây dựng Hà Nội

 

Hồng Long

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm