Những teen làm thay đổi thế giới
Đó là những bạn trẻ 14 -19 tuổi vừa được tạp chí Teenpeople của Mỹ bình chọn là những gương mặt teen có các đóng góp làm thay đổi thế giới. Họ đã làm nhiều việc có ích với một động lực hết sức giản dị: giúp đỡ mọi người.
Với sự công nhận này, mỗi bạn được nhận một học bổng khuyến khích trị giá 1.000 USD.
Shannon Sullivan, 14 tuổi, bang New Jersey
Cô bé
Jenessa Largent, 14 tuổi, Minnesota
Khi cậu của Jenessa đến Iraq đóng quân vào tháng 3/2003, Jenessa đã tự làm những chiếc vòng tay bằng sợi dây gai dầu và trang trí chúng bằng những chiếc khuyên nhỏ bằng đất sét màu xanh, đỏ, trắng (màu quốc kỳ Mỹ) để nhớ về người cậu yêu quý của mình.
Những chiếc vòng này được bạn bè và hàng xóm của Jenessa rất thích và muốn có những cái tương tự để gởi đến cho người thân của họ cũng đang trong quân ngũ. Thế là Jenessa và gia đình cô bé đã lập trang web www.harmsway4kids.com để làm nơi chia sẻ tình cảm của những ai có người thân đang đóng quân ở
Tính đến cuối tháng này, Jenessa nhận được hơn 20.000 lời yêu cầu làm vòng. Hiện nay, hơn 202.000 chiếc vòng của cô bé Jenessa đã đi đến mọi nơi trên thế giới...
Molly Farrell, 16 tuổi, Illinois
Khi còn là vận động viên bơi lội, sau một lần thực hiện cú nhảy ván vào năm 2002, Molly đã đâm đầu xuống đáy hồ. Tai nạn này khiến cô bé bị liệt từ phần cổ trở xuống. Sau 7 ngày tập vật lý trị liệu, Molly đã cử động được các ngón chân. Đây là thành công đầu tiên từ nghị lực phi thường vượt qua đau đớn của Molly. Sau đó, cô bạn này đã chấp nhận thực hiện liệu pháp chữa trị bại liệt thử nghiệm Lokomat. Tức là Molly sẽ tập đi lại nhờ sự giúp đỡ của một con robot.
Sau gần 2 năm tập luyện, cuối cùng kỳ tích cũng đã xuất hiện. Molly đã có thể bước ra khỏi bệnh viện bằng chính đôi chân của mình dẫu là có sự trợ giúp của cái nạng nhưng nó thật sự là một điều mầu nhiệm đối với cô bé. Ngay sau đó, Molly đã trở thành một vị “thiên sứ” của những người bị bại liệt. Cô bé đã tham gia các hoạt động xã hội để gây quỹ hơn 285.000 USD cho Quỹ chữa bệnh bại liệt Christopher Reeves.
Mihiri Tillakaratne, 19 tuổi, Los Angeles
Thảm họa sóng thần hồi tháng 12/2004 làm chết hơn 200.000 người ở Nam Á trong đó có đất nước Sri Lanka, quê nhà của Mihiri. Nhìn thấy cuộc sống khổ sở của những nạn nhân sau thảm họa, Mihiri đã gây quỹ từ thiện hơn 25.000 USD cho vùng bị nạn ở quê nhà bằng cách bake sale (tự nướng bánh rồi bán để quyên góp tiền), bán sách và bán đấu giá...
Mihiri cũng đứng ra tổ chức các chuyến đi cho sinh viên Mỹ đến Sri Lanka dạy tiếng Anh và là “chủ xị” một chương trình phổ cập kiến thức tin học tại ngôi làng nơi cha cô sinh ra.
Lindsey Williams, 18 tuổi, Missouri
Năm 1999, khi còn là học sinh lớp 6, cô bé Lindsey đã nảy ra sáng kiến về phương pháp trồng trọt trên quy mô nhỏ giúp tăng gia sản lượng đến 2,5 lần so với các phương pháp trồng trọt trước đây. Thế là Lindsey đã tự trồng được đủ rau để cung cấp cho các cửa hàng rau tươi trong vùng.
Và cho đến giờ thì cô bạn Lindsey đã có thể lấy “thành quả nông nghiệp” của mình để giúp đỡ mọi người khi tặng miễn phí gần 16 ngàn kg rau tươi cho không biết bao nhiêu hộ gia đình.
Jourdan Urbach, 14 tuổi, New York
Là một nghệ sĩ đàn violin ngay từ khi mới 3 tuổi, đến lúc lên 7, cậu bé Jourdan đã thành lập Hội từ thiện Children Helping Children (Trẻ con giúp trẻ con-CHC). Quỹ từ thiện của Jourdan hoạt động chủ yếu dựa vào số tiền thu được qua những lần cậu và chúng bạn đi biểu diễn.
Những buổi biểu diễn của CHC của Jourdan đã xuất hiện tại nhiều trung tâm biểu diễn nổi tiếng và đem lại hơn 200.000 USD cho các bệnh viện cũng như các quỹ từ thiện trên khắp nước Mỹ. Số tiền này sau đó được đem giúp cho các trẻ em bị bệnh tật và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu y khoa.
Cody DeWitt, 19 tuổi, Colorado
Kể từ khi biết căn bệnh ung thư phổi của mẹ đã bước vào giai đoạn trầm trọng, Cody muốn cho các bạn bè đồng lứa hiểu được tác hại của thuốc lá như thế nào. Cùng với cô em gái, Cody đã làm một bộ phim tài liệu ngắn có tên Through My Children's Eyes, kể về cuộc đấu tranh kiên cường của mẹ mình đối với căn bệnh quái ác kia.
Bộ phim đã được gửi đến Hiệp hội ung thư của Mỹ hồi mùa thu năm ngoái và đến nay, nó trở thành một tài liệu có giá trị mà hàng trăm trường học ở Mỹ đang sử dụng như một phần trong giáo án của họ.
Theo Uyên Phi
Thanh Niên