Ngắm bạn trẻ "hóa" nhân vật truyện tranh trong lễ hội Việt – Nhật

(Dân trí) - Mặc dù buổi giao lưu gặp gỡ của cosplayer tại ngày hội Việt - Nhật bị một cơn mưa lớn nhưng không vì thế mất đi không khí sôi động. Các bạn trẻ vẫn mang đến không khí đa sắc màu đặc trưng của ngày hội hóa thân.

Lạc vào thế giới truyện tranh trong lễ hội Việt – Nhật

Ngày 21/11 vừa qua, sân công viên 23/9 tại TPHCM tràn ngập các nhân vật đa tính cách thông qua diện mạo hóa thân. Từ rất sớm, các bạn trẻ đam mê nghệ thuật hóa thân Cosplay đã đến đây mang theo đạo cụ, trang phục, đồ trang điểm... để chuẩn bị cho lễ hội.

Các bạn đến chuẩn bị cho việc hóa thân từ rất sớm.
Các bạn đến chuẩn bị cho việc hóa thân từ rất sớm.
Bạn Mã Dương Kim Yến (áo đỏ) đang được bạn hóa thân thành nhân vật Nami trong truyện One Pice.
Bạn Mã Dương Kim Yến (áo đỏ) đang được bạn hóa thân thành nhân vật Nami trong truyện One Pice.
Người trong trang phục nhân vật Kokkuri trong “Gugure Kokkuri San” (nhân vật đứng) là bạn Nguyễn Lương Minh Triết đến từ quận 5, TPHCM.
Người trong trang phục nhân vật Kokkuri trong “Gugure Kokkuri San” (nhân vật đứng) là bạn Nguyễn Lương Minh Triết đến từ quận 5, TPHCM.
Bạn Trịnh Thị Thu Lan (bên trái) trong nhân vật ca sĩ ảo theo phong cách tự do đến lễ hội cùng với bạn của mình là bạn Nhiêu Bảo Ngọc.
Bạn Trịnh Thị Thu Lan (bên trái) trong nhân vật ca sĩ ảo theo phong cách tự do đến lễ hội cùng với bạn của mình là bạn Nhiêu Bảo Ngọc.
Các nhân vật xuất hiện ngày một đông làm cho lễ hội càng trở nên thu hút hơn mặc cho cái nắng giữa trưa.
Các nhân vật xuất hiện ngày một đông làm cho lễ hội càng trở nên thu hút hơn mặc cho cái nắng giữa trưa.

Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, là sự kết hợp của "costume" (trang phục) và "role play" (hóa thân), được phát âm là kosupure ở Nhật. Hoạt động này thể hiện sự hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, phim giả tưởng, ca sĩ nhân vật chính trị,... của giới trẻ.

Những người này được gọi là cosplayers (ở Nhật đôi khi gọi tắt là reya). Họ có thể lập các nhóm, câu lạc bộ để sinh hoạt cùng nhau. Ngoài ra, họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn.

Những hội chợ khoa học viễn tưởng đã liên tục được tổ chức tại Nhật Bản vào những năm 60 nhưng phải mãi đến năm 1975, sự ra đời của Comic Market mới khiến cho ngành xuất bản truyện tranh của Nhật phát triển mạnh mẽ và cũng đồng thời thúc đẩy phong trào Cosplay tại xứ sở hoa anh đào.
Những hội chợ khoa học viễn tưởng đã liên tục được tổ chức tại Nhật Bản vào những năm 60 nhưng phải mãi đến năm 1975, sự ra đời của Comic Market mới khiến cho ngành xuất bản truyện tranh của Nhật phát triển mạnh mẽ và cũng đồng thời thúc đẩy phong trào Cosplay tại xứ sở hoa anh đào.
Ban đầu, người ta dùng từ “kasou” để gọi việc ăn mặc giống những nhân vật manga, anime… Tuy nhiên, từ này lại mang sắc thái “ngụy trang” nhiều hơn là “hóa trang”, do đó không thể truyền tải được hết tinh thần của Cosplay.
Ban đầu, người ta dùng từ “kasou” để gọi việc ăn mặc giống những nhân vật manga, anime… Tuy nhiên, từ này lại mang sắc thái “ngụy trang” nhiều hơn là “hóa trang”, do đó không thể truyền tải được hết tinh thần của Cosplay.
Ở phương Tây, từ “masquerade” cũng được sử dụng để chỉ sự hóa trang nhưng khi một vài người dịch từ này sang tiếng Nhật cho một tờ tạp chí, họ đã nhận thấy rằng nghĩa của “masquerade” mang sắc thái quý tộc và hoài cổ nên cũng không phù hợp để ám chỉ việc hóa trang giống các nhân vật manga, anime…
Ở phương Tây, từ “masquerade” cũng được sử dụng để chỉ sự hóa trang nhưng khi một vài người dịch từ này sang tiếng Nhật cho một tờ tạp chí, họ đã nhận thấy rằng nghĩa của “masquerade” mang sắc thái quý tộc và hoài cổ nên cũng không phù hợp để ám chỉ việc hóa trang giống các nhân vật manga, anime…
Từ “Cosplay” bắt đầu xuất hiện trên tạp chí My Anime vào tháng 6 năm 1983, dùng để chỉ hoạt động hóa trang của các fan hâm mộ anime, manga... trong hội chợ Comiket tổ chức ở Tokyo và hai năm sau đó, tên gọi này dần phổ biến trong cộng đồng hâm mộ anime, manga... nhưng vẫn chưa thể trở thành tên gọi chính thức.
Từ “Cosplay” bắt đầu xuất hiện trên tạp chí My Anime vào tháng 6 năm 1983, dùng để chỉ hoạt động hóa trang của các fan hâm mộ anime, manga... trong hội chợ Comiket tổ chức ở Tokyo và hai năm sau đó, tên gọi này dần phổ biến trong cộng đồng hâm mộ anime, manga... nhưng vẫn chưa thể trở thành tên gọi chính thức.
Phải mãi đến những năm 90 của thế kỉ trước, từ “Cosplay” mới được giới thiệu rộng rãi trên tivi và tạp chí truyện tranh. Kể từ đây, Cosplay chính thức được sử dụng làm tên gọi cho bộ môn nghệ thuật hóa trang này và nó tồn tại cho đến ngày nay.
Phải mãi đến những năm 90 của thế kỉ trước, từ “Cosplay” mới được giới thiệu rộng rãi trên tivi và tạp chí truyện tranh. Kể từ đây, Cosplay chính thức được sử dụng làm tên gọi cho bộ môn nghệ thuật hóa trang này và nó tồn tại cho đến ngày nay.
Cơn mưa lớn bất chợt đổ xuống gây nhiều bất tiện nhưng các cosplayer vẫn hướng về sân chính của công viên 23/9 lúc một đông.
Cơn mưa lớn bất chợt đổ xuống gây nhiều bất tiện nhưng các cosplayer vẫn hướng về sân chính của công viên 23/9 lúc một đông.
Trời mưa thì mặc trời mưa.
Trời mưa thì mặc trời mưa.
Mưa lớn quá, một số cosplayer phải cất bớt đạo cụ vào ba lô.
Mưa lớn quá, một số cosplayer phải cất bớt đạo cụ vào ba lô.
Chủ yếu là niềm đam mê nhưng có bạn đầu đư rất nhiều tiền vào trang phục. Có những bộ trang phục lên đến hàng trăm triệu đồng. “Ngoài việc được thoả với niềm đam mê, mình còn được nổi tiếng, nhiều người biết đến. Nên hiện tại, giới cosplayer không chỉ đầu tư vào hình thức mà cón đầu tư vào cả…ngoại ngữ. Việc đầu tư vào ngoại ngữ không chỉ được nâng tầm đẳng cấp mà còn có thể nhận được nhiều lời mời…” một cosplayer chia sẻ.
Chủ yếu là niềm đam mê nhưng có bạn đầu đư rất nhiều tiền vào trang phục. Có những bộ trang phục lên đến hàng trăm triệu đồng. “Ngoài việc được thoả với niềm đam mê, mình còn được nổi tiếng, nhiều người biết đến. Nên hiện tại, giới cosplayer không chỉ đầu tư vào hình thức mà cón đầu tư vào cả…ngoại ngữ. Việc đầu tư vào ngoại ngữ không chỉ được nâng tầm đẳng cấp mà còn có thể nhận được nhiều lời mời…” một cosplayer chia sẻ.

Phạm Nguyễn
(phamnguyen.dtr@gmail.com)