Cán bộ Đoàn, tuổi trẻ Thủ đô góp ý dự thảo Hiến pháp:

Khẳng định vai trò thanh niên thời đại mới

(Dân trí) - Trong "Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, Đoàn viên thanh niên, SV Thủ đô về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" ngày 4/3, hầu hết các ý kiến của đại biểu đều cho rằng không nên bỏ Điều 66 - đánh giá về vai trò của thanh niên.

Ngày 4/3, "Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, Đoàn viên TN, SV Thủ đô về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" đã diễn ra sôi nổi và dân chủ tại hội trường Thành đoàn Hà Nội. Đây là hoạt động chính trị được thực hiện theo Nghị quyết số 38/2012/HQ13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị về việc triển khai góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

 

Trước đó, Thành đoàn Hà Nội cũng đã tổ chức lấy ý kiến tới từng cấp bộ đoàn. Tới nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hà Nội đã thu nhận được rất nhiều tham luận có giá trị thực tiễn, tâm huyết và đi sâu vào những vấn đề được thanh niên quan tâm như: quyền và nghĩa vụ của công dân, về nghề nghiệp, việc làm, quyền được nghiên cứu khoa học, phát minh, quyền được tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao...
 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị

 

Và đến Hội nghị cấp Đoàn thành phố, các cán bộ đoàn cơ sở, thanh niên Thủ đô và cả những lãnh đạo thời kì trước của Thành đoàn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, thể hiện nhận thức và trách nhiệm với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.

 

Trong hơn 3 tiếng thảo luận, hội nghị nêu bật lên 2 vấn đề được đại biểu thanh niên đề cập nhiều nhất. Một là việc rất nhiều ý kiến đại biểu cho rằng không nên bỏ Điều 66 - nói về thanh niên. Hai là việc sử dụng câu từ trong Hiến pháp cần phải được chắt lọc, sao cho vừa trí tuệ, vừa gần gũi, dễ hiểu.

 

Điều 66 - Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sưng năm 2001) quy định: "Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc".

 

Nói về việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới của Quốc hội bỏ Điều 66, nhiều đại biểu không đồng tình.

 

Đại biểu (ĐB) Đỗ Thị Vân Anh, Bí thư Đoàn trường ĐH Công đoàn

 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
 

Tôi đã dự một số hội thảo và mọi người đều đồng tình, kêu gọi phải giữ lại Điều 66. Với lời kêu gọi này, tôi mong muốn chúng ta không chỉ dừng lại ở hội nghị của Đoàn thanh niên mà mong các đồng chí cán bộ cấp trên đưa ra lời tuyên truyền thực sự mạnh mẽ để thấy được tầm quan trọng của Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên là một tổ chức tập hợp lực lượng rất đông đảo và mạnh mẽ. Vậy tại sao Đoàn lại không được đề cập tới trong Hiến pháp?

 

Tôi cũng có kiến nghị là khi đã nói tới Đoàn thanh niên trong Hiến pháp thì xin cho thanh niên quyền giám sát các hoạt động của Nhà nước. Bởi vì theo kinh nghiệm trên thế giới thì các quốc gia có phát triển thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào sự giám sát của các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên tôi nhận thấy chưa có điều nào quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đoàn thể.

 

ĐB Nguyễn Hải Minh, Bí thư Đoàn trường ĐH Quốc gia Hà Nội

 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
 

Có nhiều lập luận cho rằng những quyền dành cho thanh niên trong Điều 66 đã được thể hiện chung trong quyền con người. Cũng có người cho rằng nếu Hiến pháp đã có điều cho thanh niên phải có điều nói về phụ nữ, doanh nhân, nông dân... Nhưng theo cá nhân tôi thì không thể so sánh như vậy được. Vì thanh niên không phải đại diện cho tầng lớp, giai cấp nói riêng nào mà nó đại diện cho một thế hệ tương lai của đất nước.

 

Và ngay trong điều lệ Đoàn cũng có nói "Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng". Chúng ta có điều nói về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thì phải có điều nói về thế hệ tương lai của Đảng, đó là Đoàn thanh niên. Cho nên Hiến pháp phải có ít nhất một điều nói về thanh niên.

 

ĐB Vũ Hiếu Loan, nguyên bí thư Thành đoàn Hà Nội thời kì "3 sẵn sàng"

 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
 

Tôi thấy có ý kiến cho rằng Điều 66, nói về thanh niên, đưa vào Chương I của Hiến pháp, vào phần của Mặt trận Tổ quốc, công đoàn. Tôi cho rằng không được, vì MTTQ là tổ chức tập hợp tất cả các lực lượng chính trị trong toàn dân mà Đoàn thanh niên ở trong đó nên không phù hợp. Vấn đề thanh niên phải là vấn đề riêng, bên cạnh vấn đề về trẻ em.

 

Về Điều 66 trong Hiếp pháp 1992, tôi cho rằng chưa đầy đủ, không toát lên được thực tế thanh niên hiện nay. Đối với thanh niên hiện nay có hai vấn đề cần phải nhấn mạnh là việc làm và quyền nghiên cứu khoa học.

 

ĐB Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Quận đoàn Hoàng Mai

 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
 

Chỉ duy nhất tổ chức Đoàn được khẳng định là đội dự bị tin cậy của Đảng. Từ đó, chúng tôi - cán bộ Đoàn cơ sở, thấy rằng không nên bỏ Điều 66 mà nên nghiên cứu để chúng ta có ý kiến, giữ lại điều khoản về thanh niên.

 

Tôi nghĩ rằng hội nghị ngày hôm nay, chúng ta triển khai lấy ý kiến sâu rộng là rất tốt. Đoàn cơ sở chúng tôi cũng đang triển khai thu thập ý kiến để có tiếng nói chung, giữ lại điều 66. Đó cũng là cách chúng ta khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn.

 

ĐB Xuân Lan, nguyên cán bộ Thành đoàn Hà Nội

 
Anh Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Hà Nội chủ trì hội nghị
 

Tuy không còn trong độ tuổi thanh niên nhưng trong con người tôi chưa lúc nào mất đi nhuệ khí chiến đấu của thanh niên. Tôi không đồng ý với việc bỏ đi Điều 66. Bởi vì không phải nó chỉ cần cho thanh niên mà nó cần cho đất nước này và nó cũng rất cần cho lớp trẻ em mà Đoàn thanh niên được phân công dìu dắt.

 

Với sứ mệnh đó, không thể không có điều nào đó trong Hiến pháp cho xứng tầm với vị trí, vai trò, trách nhiệm của thanh niên nói chung và Đoàn thanh niên nói riêng.

  

Mai Châm (ghi)