Giới trẻ Việt Nam và thách thức 2006

Việt Nam xếp ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng Đông Nam Á về chỉ số giáo dục và trí tuệ năm 2005, song trước thềm 2006, chúng ta không chỉ có lạc quan và hy vọng.

Chỉ số phát triển con người luôn được các nước quan tâm đặc biệt là giới trẻ. Theo UNDP thì chỉ số HDI (HDI: GDP bình quân theo tỷ giá sức mua, chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục) của nước ta ở mức thiểu phát với vị trí 108 trên tổng số 177 quốc gia cho dù tăng 4 bậc so với năm 2004.

 

Với chỉ số HDI ở mức thấp so với các nước trên thế giới cho thấy chất lượng giáo dục, sức khỏe và môi trường kinh tế chưa cao. Việt Nam chưa có môi trường cạnh tranh cao và tự do như  các nước trong khu vực và trên thế giới, chỉ đứng thứ 137/177 về chỉ số tự do kinh tế. Về môi trường cạnh chúng ta xếp ở vị trí 81/117.

 

Trong lĩnh vực sức khoẻ,  Việt Nam chỉ đứng thứ 130/191 nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Chúng ta mới chỉ hài lòng về một vài số liệu nhỏ: như  tỷ lệ tử vong ở trẻ, hay tỷ lệ trẻ được tiêm phòng đủ 6 mũi vacxin ...(những vị trí này có phần cải thiện hơn so với các nước trong khu vực).

 

Chỉ số giáo dục của Việt Nam vẫn giữ nguyên so với năm 2004. Việt Nam có nhiều giáo sư hàng đầu, thậm chí chỉ tiêu giáo dục là cao so với các nước khác, số lượng sinh viên nhiều nhưng vẫn chưa có thứ hạng trên thế giới về chất lượng giáo dục. 

 

Lần đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây VN bị loại khỏi Top 5 các nước đạt giải cao trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Kỳ thi này vốn là kỳ vọng rất lớn của HS, SV Việt Nam trong nhiều năm nhưng đến năm 2005 chúng ta bị rớt xuống vị trí 15.

 

Trong những năm trước chúng ta đã có những điểm tuyệt đối với năm 2003: 2 HCV tuyệt đối (toàn đoàn xếp thứ 4), năm 2004: 4HCV (toàn đoàn đứng thứ 4). Năm 2005 chúng ta chỉ có 3 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

 

Trong bảng tổng sắp 100 trường đại học tốt nhất thế giới không có Việt Nam trong khi ở các nước láng giềng tỷ lệ lại hoàn toàn khác:  Trung Quốc có 17 trường;  Nhật Bản hơn 30 trưòng, Singapore 1 trường, Hàn Quốc 8 trường trong bảng xếp hạng.

 

Trong top 10 nền giáo dục của OECD cũng không có Việt Nam trong khi Hàn Quốc đứng thứ nhất và Nhật Bản đứng thứ 4. Thậm chí tỷ lệ người biết đọc, biết viết của Việt Nam cũng ở mức thấp (hạng 83/191), và mức trung bình ở trong khu vực:

 

Về công nghệ, điều đáng buồn ở đây là giới trẻ Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất: 92%, và chỉ số sẵn sàng kết nối đứng hàng thứ 68 trên tổng số 104. Với chỉ số ISI (chỉ số đánh giá mức độ phát triển của xã hội thông tin) chúng ta vẫn chỉ thấy VN đứng ở cuối bảng.

 

Trong khi giới trẻ thế giới tiếp cận  với nền kinh tế điện tử từ rất lâu, và rất phát triển thì giới trẻ Việt Nam mới chỉ bắt đầu và thậm chí còn tụt một bậc (61/65) so với năm 2004 về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử. Điều này cho thấy giới trẻ Việt Nam chưa có khả năng cao trong việc sử dụng triệt để công nghệ thông tin  so với các nước bạn.

 

Theo Vietnamnet