Dạy tiếng Việt ở Xiêng Khoảng

(Dân trí) - Sau một tháng, các bạn tình nguyện viên Trường ĐH Vinh đã giảng dạy được 17 lớp tiếng Việt cho khoảng 630 học viên là học sinh, người dân và cán bộ, công chức ở Xiêng Khoảng (Lào). Với các bạn tình nguyện viên đây là một "kỳ nghỉ hè" thực sự ý nghĩa.

Vượt hơn 400km, đoàn chúng tôi đến thị xã Phôn Sa Vẳn thì trời đã tối. Đã hơn 8h tối, những cán bộ của tỉnh đoàn Xiêng Khoảng, các em lưu học sinh Lào vẫn chờ đợi chúng tôi khi những cái bắt tay, cái ôm thân thiết như xóa đi mọi mệt nhọc vì chuyến đi dài. Và mọi người lại hòa vào giai điệu rộn ràng của bài hát Hà Nội - Viêng Chăn. Chuyến đi của chúng tôi thực hiện sau 1 tháng các tình nguyện viên của Trường Đại học Vinh đã có mặt tại tỉnh Xiêng Khoảng và tham gia các hoạt động tình nguyện, dạy tiếng Việt, giao lưu văn hóa, tư vấn, hỗ trợ tuyển sinh...
 
Những con chữ Việt, những kiến thức được các em tình nguyện dạy trên đất nước bạn Lào.

Những con chữ Việt, những kiến thức được các em tình nguyện dạy trên đất nước bạn Lào.

Những con chữ Việt, những kiến thức được các em tình nguyện dạy trên đất nước bạn Lào.

 

Chữ Việt gieo trên đất Lào

 

Theo sự đồng ý và chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu ĐH Vinh, Đoàn tình nguyện quốc tế hoạt động tại Lào năm nay có 25 tình nguyện viên, gồm 1 cán bộ quản lí, 15 sinh viên và 9 lưu học sinh Lào đang học tập tại trường. Trước đó, Ban Thường vụ Đoàn trường đã tổ chức tập huấn về các kỹ năng hoạt động tình nguyện quốc tế, những điều sinh viên tình nguyện cần làm.

 

Ngày 3/7/2014 khi đặt chân đến đất nước Triệu voi, gạt qua những bỡ ngỡ ban đầu về vùng đất Lào xa xôi, mới mẻ, đoàn tình nguyện đã chia làm 3 nhóm triển khai các hoạt động tình nguyện tại 3 địa điểm: Phonnesa, huyện Mường Khăm và huyện Mường Khun thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.

 

Đoàn tình nguyện đã tổ chức nhiều hoạt động theo kế hoạch đã đề ra và có sự thống nhất của Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục tỉnh Xiêng Khoảng, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: giảng dạy tiếng Việt; tìm hiểu về truyền thống, lịch sử của hai nước; giao lưu văn hóa, văn nghệ; tư vấn, hỗ trợ cho học sinh Lào có nguyện vọng đăng ký học tập tại Đại học Vinh...
 
Những con chữ Việt, những kiến thức được các em tình nguyện dạy trên đất nước bạn Lào.

Đầu tiên đặt chân đến đất nước triệu voi, các sinh viên tình nguyện Việt Nam được sự hỗ trợ của lưu học sinh Lào trong những buổi đứng bục giảng.

Các em nhỏ trong một lớp học riêng và hầu hết các em đều ham học
Các em nhỏ trong một lớp học riêng và hầu hết các em đều ham học

Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

 

Tại đây sau một tháng, các bạn đã giảng dạy được 17 lớp tiếng Việt cho học sinh, người dân và cán bộ, công chức địa phương. Với khoảng 630 học viên tham gia học tiếng Việt, phần đông trong số họ là cán bộ đang công tác ở các huyện, xã giáp biên với Việt Nam, có nhu cầu học tiếng Việt, chữ Việt để thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.

 

Nhiều em học sinh người Lào cũng lựa chọn tiếng Việt như là một ngoại ngữ thứ 2 của mình để đăng ký học tập tại Việt Nam. Tính đến thời điểm này (kết thúc chiến dịch tình nguyện hè), Đoàn tình nguyện đã phối hợp với Trung tâm thanh thiếu niên tỉnh Xiêng Khoảng, các địa phương tổ chức nhiều buổi sinh hoạt hè, tư vấn, hỗ trợ cho hơn 500 lượt học sinh trung học phổ thông tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các ngành nghề đào tạo, môi trường giáo dục, các điều kiện cần thiết... để có thể đăng ký học tập tại Trường Đại học Vinh trong năm học 2014 - 2015.

 

Em Nguyễn Thùy Trang - Sinh viên K52B3 - Trường ĐH Vinh lần đầu tiên đến với mảnh đất Triệu voi cảm thấy thú vị, như yêu mảnh đấy này ngay từ khi mới đặt chân đến. “Lần đầu tiên sang Xiêng Khoảng (Lào) em cũng thấy nhớ nhà, nhưng rồi cũng quen dần và khi đã quen thì mảnh đất này có cảm giác khó tả… Nơi đây chúng em được sinh sống trong một tháng, giảng dạy chữ Việt cho nhân dân Lào thì mãi không bao giờ phai. Và đây là lần đầu tiên em đứng lớp nên những ngày đầu có phần nào hồi hộp. Rồi những cái hồi hộp đó cũng xóa đi tất cả và giành lại tình cảm giữa sinh viên Việt Nam với các em, các mế, cán bộ đến học chữ Việt ngày càng tình cảm, sâu lắng hơn. Chương trình chúng em đã kết thúc, chia tay mọi người càng trở nên phấn chấn hơn, nhớ hơn và yêu đất nước Lào hơn”, Thùy Trang chia sẻ cùng PV Dân trí.
 
Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.
Các bạn sinh viên tình nguyện cho biết, hầu hết cán bộ, các em học sinh Lào đều rất chăm chú trong học tập tiếng Việt, có khi hết giờ vẫn chưa muốn về.

 

Còn em Nguyễn Thị Quyên K52 kế toán: “Những ngày đầu mới sang giảng dạy có phiên dịch viên (lưu học sinh Lào học tại Trường ĐH Vinh) cũng phần nào tự tin. Tuy nhiên, sau đó khoảng 2 tuần thì em và các bạn có gặp trở ngại một chút khi tự mình đứng ra giảng dạy, nhưng mọi thứ đều tốt đẹp. Chúng em khâm phục ý chí của các bạn Lào họ chăm học, học hết giờ mà vẫn không muốn về. Còn đối với chỗ ăn ở, sinh hoạt chúng em đều được lãnh đạo các ban ngành tỉnh Xiêng Khoảng lo rất chu đáo, đầy đủ…”.

 

Bịn rịn đêm chia tay

 

Tại đêm giao lưu đặc biệt chia tay các sinh viên tình nguyện tối 6/8, do lãnh đạo Mường Khăm, Mường Khun, tỉnh Đoàn Xiêng Khoảng tổ chức, anh Lê Minh Giang - Phó Bí thư, Chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Vinh chia sẻ: “Đây là hoạt động tình nguyện quốc tế của Nhà trường được Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn Nghệ An ghi nhận và đánh giá là một trong những mô hình tình nguyện tiêu biểu của phong trào thanh niên tình nguyện cả nước, góp phần nâng cao và thắt chặt mối quan hệ giữa hai tỉnh Nghệ An - Xiêng Khoảng cũng như giữa hai nước Việt - Lào anh em”.
 
Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.
Đồng chí Bua ngân Húm xay nha phông - Bí thư Đoàn TNND Cách mạng Lào tỉnh Xiêng Khoảng trao bằng khen cho 15 sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Vinh đã hoàn công tác giảng dạy cho người Lào trong đợt tình nguyện.

 

Anh Lê Minh Giang cũng cho biết kết quả sau 1 tháng hoạt động, các buổi dạy - học đã đạt được những kết quả nhất định: các học viên về cơ bản đã nắm vững các từ vựng dùng trong giao tiếp hàng ngày để biết cách giao tiếp như chào hỏi, giới thiệu tên tuổi, biết cách hỏi đường và chỉ đường hay đi chợ mua bán… Sau các bài kiểm tra, đánh giá có 60% đạt khá, giỏi; 23% trung bình và 17% loại yếu.

 

“Tôi mong muốn các bạn nói riêng và lãnh đạo tỉnh Đoàn, Trường ĐH Vinh (Nghệ An) bố trí nhiều đoàn sinh viên tình nguyện dạy tiếng Việt cho nhân dân Lào thường xuyên hơn, để chúng tôi được học tiếng Việt nhiều hơn nữa trong tương lai”, đồng chí Bua ngân Húm xay nha phông - Bí thư Đoàn TNND Cách mạng Lào tỉnh Xiêng Khoảng bày tỏ.
 
Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Đồng thời, đồng chí Bua ngân Húm xay nha phông - Bí thư Đoàn TNND Cách mạng Lào tỉnh Xiêng Khoảng cũng đã trao bằng khen cho 2 lưu học sinh Lào đã có công trong việc cùng với các em sinh viên tình nguyện trong đợt dạy tiếng Việt.

Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Anh Lê Minh Giang - Phó bí thư, chủ tịch Hội sinh viên trường ĐH Vinh tặng quà kỷ niệm cho lãnh đạo Bí thư tỉnh Đoàn Xiêng Khoảng, Mường Khun và Mường Khăm - là 3 nơi các em sinh viên tình nguyện ĐH Vinh tham gia giảng dạy tiếng Việt.

 

Đặc biệt của đêm giao lưu lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng, cán bộ nơi đây đã làm lễ buộc chỉ cổ tay để chúc sức khỏe, may mắn và bình yên cho các sinh viên tình nguyện Trường ĐH Vinh với hy vọng sẽ gặp lại nhau vào mùa tình nguyện sau.

 

Kết thúc buổi giao lưu, mọi người cầm tay nhau, bịn rịn không muốn rời xa. Qua ánh mắt, mọi người như thầm hứa với nhau sẽ gặp lại trong mùa mưa năm tới. Và trên hết, ai cũng cảm thấy như mình đang ở nhà vì tình cảm của các gia đình nơi đây dành cho sinh viên tình nguyện.
 
Tận tụy trong dạy chữ Việt cho cán bộ Lào.

Nghi thức lễ buộc chỉ cổ tay không thể thiếu trong mỗi khi tổ chức lễ cho sinh viên tình nguyện Việt Nam tại Lào.
 

 

 
 
Nguyễn Duy