Cuộc cách mạng “ngón cái” trong thời đại di động
Shoko Someya, thành viên của câu lạc bộ “Ngón tay cái” ở Nhật Bản, chỉ dùng tay bấm điện thoại để làm công việc môi giới bất động sản. Gọi điện, nhận và gửi e-mail, lướt web hay lưu trữ thông tin đều được thực hiện trên thiết bị liên lạc này.
"Ngón cái của tôi rất nhanh nhạy", Someya vừa nói vừa soạn một bức thư dài cho bạn bè. "Nhiều người trẻ hơn tôi thì dùng cả hai ngón cái một lúc trên điện thoại".
Hiện nay hàng triệu thanh niên xứ hoa anh đào đang bắt nhịp với cuộc sống di động bằng điện thoại đa phương tiện. "Ngày càng nhiều học sinh Nhật không học cách dùng máy tính cá nhân", Tim Clark, giáo viên tại đại học Southern California (Mỹ), nhận thấy điều này từ năm 2004.
Từ năm 2000 - 2006, tỷ lệ người Nhật trong độ tuổi 20 dùng PC để truy cập mạng giảm từ 23,6% xuống còn 11,9%, theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Net Ratings.
Các tính năng truy cập mạng toàn cầu tại Nhật được cải tiến rất nhanh trong những năm gần đây và hỗ trợ hầu hết thiết bị di động được sản xuất chuyên biệt cho thị trường này (ví dụ các phím bấm đều hiển thị bộ chữ tượng hình quen thuộc).
Tuy nhiên, vì quen dùng điện thoại mà quên học kỹ năng máy tính nên nhiều thanh niên Nhật và những người làm bán thời gian khó tìm được việc ở văn phòng.
Dù điện thoại được hỗ trợ tới đâu, máy tính vẫn là thiết bị tinh vi hơn, thuận lợi hơn trong công việc. Tháng 11/2006, 5.700 khách hàng dùng dịch vụ điện thoại của hãng KDDI gặp trục trặc lúc chuyển e-mail "Tin nhắn không được gửi (110)" đã gọi đến cảnh sát.
"Người dùng máy tính sẽ không làm việc đó vì họ đã biết mã lỗi 110 là gì", cảnh sát tỏ ra không ngạc nhiên về điều này.
Theo Vnexpress/The Age