“Công công” học đường
Thật không khó bắt gặp một anh chàng mặt trắng như bông, môi đỏ như son (vì chàng dùng lipice mà), thậm chí móng tay, móng chân sơn bóng loáng. Mấy chàng này được bạn bè trong lớp đặt biệt danh là... “công công”.
Con gái cũng chào thua
Về khoản “tám” thì bảo đảm con gái cũng chào thua mấy anh chàng này. Theo như lời kể của H (trường MĐC) thì mấy chàng "công công" có cái miệng dẻo còn hơn... kẹo kéo. Chuyện gì "công công" cũng biết. Chuyện của người ta chưa giải quyết xong đã đến tai anh chàng và lúc ấy chàng chỉ còn việc đi “tám” cho thỏa chí làm…công công. Nhiều bạn cảm thấy bị làm phiền khi đang học mà cứ bị mấy anh chàng nữ tính này tra tấn hai cái lỗ tai.
Về khoản quần áo đẹp, shopping, giày dép thì chỉ cần bạn hỏi bâng quơ một câu là mấy anh chàng này nhanh nhảu chạy lại tư vấn liền mà chẳng đợi mời. Cô bạn T.A (trường BP) kể ớp nàng có một "công công". Ngày nào vô lớp cũng nghe chàng ấy huyên thuyên về giày dép, áo quần xem cái nào là hàng hiệu, cái nào là hàng nhái, cái nào bên Tây, cái nào bên Tàu…nghe mà phát ốm.
Đừng, Tớ sợ lắm!
Đó là lời kêu cứu của một tên con trai khi bị mấy chàng "công công" viết thư làm quen. Tội nghiệp cho anh chàng K (trường PCT), vài ngày sau khi bị tên "công công" học chuyện Văn lớp kế bên "cho vào tầm ngắm", anh chàng nhận ngay lá thư nắn nót dài hai trang gửi làm quen. Mấy đứa bạn trông thấy thì đồn ầm lên! Báo hại anh bạn phải giải thích đã đời với cô bạn gái của mình thì cô nàng mới chịu tin và bỏ qua. Thế nhưng chàng "công công" vẫn quyết không buông tha "con mồi".
Viết thư không thấy hồi âm thì chàng công công bèn tặng quà rồi hỏi thăm qua nick chat, blog… Quá hoảng anh chàng K phải van xin và trốn chạy như tội phạm để "đào thoát" khỏi tầm ngắm của chàng "công công" này.
Anh bạn N (trường AL) cũng bị chàng "công công" tên V học kế lớp làm phiền nhưng với chiêu thức khác. V không tấn công dồn dập mà xin số điện thoại nhà của N để gọi và hỏi bài tập. Dường như phát hiện có mờ ám nên N tránh mặt không nghe điện thoại nữa. Từ đó ngày nào vô lớp V cũng nằm ủ rũ như con mèo mắt mưa, có bữa còn nằm khóc nữa nhưng lạ một nỗi là khi khóc thì "công công" hay kêu bạn bè sang nói cho N biết... để xem N có động lòng trắc ẩn hay không.
Dừng lại hỡi chàng "công công"
Đa phần các teen có biểu hiện của "công công" chẳng qua chỉ lầm tưởng tức thời về giới tính của mình mà thôi. Tuy nhiên, cho dù có như thế thì các bạn cũng không nên lôi những người khác vào cuộc chung với mình. Sự làm phiền của các bạn nhiều lúc sẽ gây bực bội cho người khác đấy. Cô bạn H bảo mỗi lần nghe giọng nheo nhéo của tên "công công" học chung lớp là H nổi hết gai ốc. "Con trai gì đâu mà vừa nói nhiều, vừa điệu hơn cả con gái. Không phải mẫu người của tớ", H bực dọc.
Riêng anh bạn K thì nhiều lúc muốn… đấm vào mặt tên "công công" đáng ghét ấy để hắn không làm phiền mình nữa. Thế nhưng chẳng lẽ lại sử dụng bạo lực với "công công", bởi vậy K đành chon "chiêu"... hễ thấy mặt "công công" là K vội tránh xa trước cho an toàn.
Hãy dừng lại nghe những chàng "công công" thích làm phiền người khác. Ít ra các bạn cũng đừng đánh mất đi lòng tự trọng của mình, phải không nào?
Theo Nguyễn Thành Sang
Mực Tím