Hạn mặn bủa vây ĐBSCL

(Dân trí) - Các tỉnh ĐBSCL đang vào giai đoạn cao điểm hạn hán và xâm nhập mặn. Tình trạng lúa chết do thiếu nước đã xuất hiện ở một số địa phương. Hàng chục ngàn hộ dân ở Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau… đang khốn đốn vì không đủ nước ngọt sinh hoạt.

Theo Bộ NN-PTNT, mùa khô hạn, ĐBSCL có khoảng 400.000 ha đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khô hạn và mặn xâm nhập. Hiện tại có hàng ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ mất trắng và bị thiệt hại nặng. Sau khi tìm ra giải pháp sống chung với lũ, giờ người dân ĐBSCL phải tìm ra phương kế thích hợp để chung sống với “hạn mặn”!

Khô hạn đang diễn ra ở ĐBSCL gay gắt khiến đồng ruộng nứt nẻ
Khô hạn đang diễn ra ở ĐBSCL gay gắt khiến đồng ruộng nứt nẻ

“Độ mặn lớn nhất trong đầu mùa khô năm 2015 cao hơn cùng năm ngoái từ 1-10g/l (1-10‰) ở nhiều cửa sông ĐBSCL. Theo đó, mùa khô năm nay, dòng chảy về đồng bằng thấp hơn năm ngoái, nên mặn trên sông, kênh ven biển sẽ tăng và lan nhanh” - Tổng cục Thủy lợi nhận định.

Ngày 10/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, trong thời gian gần đây tình hình khô hạn đã làm cho 24.000ha rừng tràm bị khô nước, đứng trước nguy cơ cháy rất cao, khoảng  5.000ha đất nuôi tôm cũng bị khô nước, trong đó có gần 1.000ha nuôi tôm trái vụ bị chết vì thiếu nước, trên 1.300ha hoa màu bị chết vì nắng nóng…gây thiệt hại cho người dân hàng chục tỷ đồng.

Ông Lâm Văn Vũ, Phó phòng NN-PTNT huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy ngày nay độ mặn trên các sông tăng liên tục nên huyện phải đóng toàn bộ các cống lại. Hiện các xã đã thu hoạch hơn 5.000ha/13.000ha lúa và huyện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thu hoạch nhằm giảm nguy cơ thiệt hại, bởi dự báo từ nay đến cuối tháng 4 là giai đoạn hạn mặn cao điểm.

Tại Hậu Giang, ước tính có khoảng 30.000ha đất lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn mặn. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, đến giờ này các huyện đã xuống giống hơn 40.000ha/75.000ha lúa hè thu. Công tác phòng chống hạn mặn đã được tỉnh triển khai tới các huyện, xã… và đề nghị các địa phương tập trung quyết liệt.

Sau đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại được về tình trạng khô hạn đang xảy ra ở ĐBSCL

Đất ruộng ở huyện Bình Đại - Bến Tre bị khô khốc, nứt toác
Đất ruộng ở huyện Bình Đại - Bến Tre bị khô khốc, nứt toác

Người nông dân (Bình Đại, Bến Tre) ngồi bần thần bên ruộng lúa thiếu nước
Người nông dân (Bình Đại, Bến Tre) ngồi bần thần bên ruộng lúa thiếu nước

Ở Sóc Trăng nông dân đang đặt trạm bơm nước từ ngoài vào ruộng lúa
Ở Sóc Trăng nông dân đang đặt trạm bơm nước từ ngoài vào ruộng lúa

Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy 
Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy ảnh hưởng không nhỏ tới việc lưu thông đường thủy, vận chuyển háng hóa. Thiếu nguồn nước để tưới tiêu

Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy 
Nông dân cho rằng khô hạn khiến cho tàu thuyền không lưu thông được ở các dòng sông. Đây là nguyên nhân chính khiến cho giá lúa vụ Đông xuân 2014 - 2015 giảm mạnh 

Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy 

Do thiếu nước sản xuất, người dân huyện Châu Thành A, Hậu Giang phải đào hố tích nước từ máy bơm để có nước sản xuất

Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy 

Các cánh đồng của huyện Trà Cú - Trà Vinh khô cạn nước, mực nước ngầm cũng bị sụt giảm, nhiều máy bơm nước không thể bơm lên được đành bo hoang

Nhiều dòng sông ở ĐBSCL đang bị cạn trơ đáy 

Khô hạn, thiếu nước khiến cho người dân xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh phải đào hồ chứa nước để tưới sản xuất.

Phạm Tâm