Khám sức khỏe có được hưởng BHYT?
Gia đình ông Lý Lâm (Cà Mau) sống ở vùng đặc biệt khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ BHYT. Mẹ ông bị bệnh và muốn lên TP. Hồ Chí Minh kiểm tra lại sức khỏe, trường hợp này mẹ ông có được hưởng BHYT không? Khi khám, chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh mẹ ông được hưởng BHYT như thế nào?
Điều trị tại bệnh viện hạng đặc biệt hưởng BHYT... Có giấy hẹn tái khám được hưởng BHYT như đúng... Khi nào được hưởng BHYT như khám bệnh đúng tuyến? Mức hưởng BHYT khi phẫu thuật tại bệnh viện khác... Khám bệnh vào ngày nghỉ có được hưởng BHYT không?
Về vấn đề này, BHXH TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:
Điều 23 của Luật BHYT quy định, khám sức khỏe tổng quát không được hưởng BHYT.
Mẹ của ông Lâm sẽ được hưởng quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:
Không được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nếu không có giấy chuyển viện của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau hoặc các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh (x) mức quyền lợi được hưởng nếu điều trị ngoại hoặc nội trú tại các bệnh viện quận huyện.
Thanh toán 60% chi phí khám, chữa bệnh BHYT (x) mức quyền lợi được hưởng tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh nếu điều trị nội trú (không có giấy chuyển viện của bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau hoặc các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh).
Thanh toán 40% chi phí khám, chữa bệnh BHYT (x) mức quyền lợi được hưởng tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương nếu điều trị nội trú (không có giấy chuyển viện của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau hoặc các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh).
Trong trường hợp thẻ BHYT của mẹ ông có ký hiệu K1, K2 hoặc K3 thì sẽ được hưởng BHYT 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT khi điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.
Theo Chinhphu.vn