1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

"Giáo sư" Cù Trọng Xoay bật mí chuyện chọn nghề

(Dân trí) - Những chia sẻ của "giáo sư" Cù Trọng Xoay và các chuyên gia giáo dục đã gợi mở nhiều điều về chọn ngành học, cách hiểu về nghề nghiệp. Đặc biệt là sự bất ngờ trong quan niệm về bằng cấp.


Cuộc hội thảo được Học viện thiết kế Design Global tổ chức vào trung tuần tháng 7 tại
Hà Nội.

Cuộc hội thảo được Học viện Đào tạo Design Global tổ chức vào trung tuần tháng 7 tại Hà Nội.

Chọn nghề y hay nghề nông

Câu chuyện chân thực về chọn nghề nghiệp cᷧa “giáo sư” Cù Trọng Xoay Đinh Tiến Dũng làm cho nhiều bạn trẻ thích thú.

Nguyên là con nhà nòi ngành y, “giáo sư” Xoay được mẹ định hướng vào ngành khi còn rất bé. “Vào nghề, con sẽ mặc chiếc áo blue trắng để làm các công việc trong ngành. ňết giờ, con có thể đi chơi cầu lông, tối đi chơi bạn bè. Mẹ nói với tôi như vậy” - giáo sư Xoay tâm sự.

Thi đỗ vào 2 trường ĐH Y và Nông nghiệp, nhưng giáo sư Xoay chọn học ĐH Nông nghiệp.

“Tôi tự hào vì hồi đó trồng được 2 cây ngô Ŵrên nóc nhà. Ngô tôi trồng ra nhiều bắp ở các nách lá. Về sau tôi mới biết, người trồng ngô phải tỉa bớt bắp đi để cây dồn dinh dưỡng cho 2-3 bắp phát triển thôi” - anh nhớ lại.

Vào ngành nông nghiệp, “giáo sư” Xoay được dịp phát huy sở thíchĠvề âm nhạc, hoạt động văn hóa trong trường.

Tốt nghiệp ĐH, “giáo sư” làm việc trong tổ chức Đoàn, doanh nghiệp về CNTT…Mới đây anh đã hoạt động tự do với công việc viết kịch bản. Đây là công việc được anh tâm đắc vì phát huy được khả năng sáŮg tạo của bản thân.

Lý giải về sự bay nhảy, “giáo sư” Xoay tâm sự: “Chúng ta không biết cuộc đời sẽ ra sao. Vậy hãy sống và làm việc công việc mình yêu thích. Điều đó sẽ giúp bạn có nhiều động lực để sáng tạo và thành công”.

ňướng nghiệp cho phụ huynh

Đây là chia sẻ có vẻ gây sốc của ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD - ĐT).

Lý giải điều này, ông Bá nói: “Các trường đã và đang hướng nghiệp cho học sinh. Nhưng có Ŭẽ cần phải hướng nghiệp thêm cho các bậc phụ huynh. Lý do ở VN, tâm lý tư duy bao cấp còn nặng nề, bố mẹ làm gì thì con chỉ nên chọn làm nghề đó hoặc nghề gần như vậy. Câu chuyện của “giáo sư” Xoay là một ví dụ”.

Những chia sẻ về bằng cấp của các diễn giả khiến nhiều phụ huynh, học sinh suy ngẫm.
Những chia sẻ về bằng cấp của các diễn giả ūhiến nhiều phụ huynh, học sinh suy ngẫm.

Vì tư duy đó, nhiều bậc bố mẹ có khuynh hướng gò ép con học và thi ĐH - CĐ theo hướng đó. Cũng có những trường hợp thành công nhưng không nhiều.

“Đa phần là gây ra hậu quả con cái vàoĠtrường học không có hiệu quả, con học ra trường thì thất nghiệp (vì thời thế thay đổi) và phải chuyển đổi nghề” - ông Bá phân tích.

Lý giải câu chuyện học sinh - sinh viên thất nghiệp? Bên cạnh lý do trên, ông Bá thừa nhận công tác hướng nghũệp chưa hiệu quả, việc đào tạo tại các nhà trường còn có vấn đề. Các trường chưa theo kịp thực tế của doanh nghiệp.

Công tác gắn kết thực tập của học sinh - sinh viên tại doanh nghiệp còn kém. “Những mô hình hỗ trợ sinh viên thực tập trong nhǠ trường như Bệnh viện ĐH Y thuộc trường ĐH Y giúp sinh viên có điều kiện làm việc trực tiếp là rất hiếm” - ông Bá tâm sự.

Tiếp nối thực tế về bằng cấp, ông Trần Xuân Hải, trường phòng Dự án, tuyển dụng và chính sách (Công ty CP FPT), cho rằngĺ “Nhiều sinh viên bằng giỏi dự tuyển vào công ty thường lại không đạt tiêu chuẩn của chúng tôi. Đơn giản vì chúng tôi cần chất lượng thực tế chứ không phải bằng cấp”.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực rất lớn của doanh nghiệp, ông Hải cho biết: Cônŧ ty phải hợp tác với nhiều trường nghề để có nhân sự có tay nghề. Dù ở mức đào tạo 2,5 năm nhưng các em có thể làm được việc ngay.

“Bởi vậy, bạn phải xác định sở thích và năng lực học của mình tới đâu để chọn ngành nghề. Đặc biệt cần xóa bỏ ngay định kiến học đại học mới dễ tìm việc làm còn học nghề thì khó xin việc và ngược lại” - ông Hải khuyên các bạn trẻ.

Hoàng Mạnh

 Bằng cấp và thâm niên làm việc chưa hẳn đã là yếu tố quyết định. “Giáo sư” Xoay đồng tình với quan điểm: Trong doanh nghiệp chỉ có nhân sự làm được việc và nhân sự không làm được việc. Ngành nào, doanh nghiệp nào cũng có tình trạng này và doanh nghiệp luôn biết cách tuyển dụng, giữ lại những ai thực sự đem lại hiệu quả cho ŭình.