Giải mã những câu nói “khó nghe” của sếp
(Dân trí) - Đôi khi bạn nói chuyện với sếp và anh/ ấy thốt lên những câu hơi “ khó nghe”. Ấn tượng về một người sếp giỏi mà bạn ngưỡng mộ lâu nay bỗng chốc tan biến.
Hãy bình tĩnh trước khi phản bác lại và hiều lầm hay gây ra bất đồng lớn hơn với sếp. Có thể anh/ cô ấy không có ý gì cả và chỉ do quá tức giận hay có mục đích nào khác. Dưới đây là một số câu nói “ khó nghe” của sếp và ý nghĩa thực sự của chúng:
“Tôi không thể để anh/ chị có cơ hội đó ( hay được thăng chức ) bởi anh/ chị quá xuất sắc”
Khi công ty cung cấp cơ hội cho nhân viên tham gia các khóa học ở thành phố khác hay nước ngài hoặc khi cân nhắc việc thăng tiến, sếp nói như vậy. Không phải là sếp muốn cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình. Ý của sếp là “ Cậu có những kỹ năng rất xuất sắc và tôi đang lo lắng mình sẽ ra sao nếu không tìm được người có thể thay thế cậu xứng đáng”.
“ Anh/ chị phải làm việc chăm chỉ vào”
Bạn có cảm tưởng rằng sếp nghĩ mình là nhân viên lười biếng, chểnh mảng khi sếp nói câu này. Nhưng thực chất, sếp chỉ muốn bạn cố gắng nhiều hơn bằng cách “ tấn công” vào tự trọng của bạn. Hoặc đây có thể là một lời cảnh báo của sếp. Bạn nên xem lại mình, liệu có phải gần đây hiệu quả công việc của bạn không tốt?
“ Anh/ chị chỉ làm được như vậy thôi sao?”
Đây lại là một mẹo khác về lòng tự trọng các sếp thường dùng để “ khích” nhân viên. Sếp muốn bạn nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và cẩn thận hơn, từ đó đề ra giải pháp tốt nhất.
“ Phải chấp nhận thôi. Đó là cách hoạt động của công ty”
Đây là câu sếp thường nói khi nhân viên cảm thấy bất công như lương thưởng không xứng đáng hay bị sa thải. Và có thể nó không hẳn là một câu nói “ khó nghe” mà là sự thật phũ phàng. Mỗi công ty có những quy tắc, cách thức hoạt động riêng. Dù sếp cố gắng giúp bạn nhưng anh/ cô ấy cũng phải chịu áp lực từ cấp cao hơn. Và đôi khi trong cuộc sống, bạn không thể tránh khỏi những điều bất công.
“ Anh/ chị chỉ nhận được lương từng đó thôi vì công ty sắp phá sản rồi”
Bạn cho rằng đây là lời bao biện của sếp và công ty để chèn ép nhân viên. Nhưng trước khi có ý kiến phản bác, bạn nên xem xét lại tình hình thực thế của công ty. Có thể công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Và như vậy bạn phải cám ơn sếp vì đã cho biết sự thật để nhân viên có những dự tính riêng cho mình.
Vũ Vũ
Theo Forbes