1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Đối phó với nhân viên “mắc bệnh lười”

(Dân trí) - Với cương vị là một nhà quản lý mới, bạn sẽ sớm phải đối mặt với hàng tá các lời xin lỗi của nhân viên, đặc biệt khi một dự án lớn, báo cáo hay các bài phân tích sắp đến hạn.

Bạn sẽ nhận được những câu bào chữa đại loại như sau “Tôi đã không có đủ thời gian,”, “Tôi đang có quá nhiều việc cần hoàn thành”, “ Tôi chưa biết cách làm nó như thế nào”… Những lời thoái thác thường xuyên như vậy là dấu hiệu nhân viên đang giở chứng lười.

Việc phản hồi lại những lời xin lỗi trên không hề đơn giản. Bạn cần công việc được hoàn thành càng sớm càng tốt. Bạn cũng cần phải thể hiện sự đồng cảm với nhân viên nếu anh/ chị ta có quá nhiều dự án cần triển khai. Nếu bạn nói đơn giản “ Ừ, không sao đâu. Tôi sẽ lo chuyện đó”, các nhân viên sẽ trút hết trách nhiệm lên bạn mà không cần phải suy nghĩ lâu.
Tuy nhiên, có vài lời khuyên hữu ích khi gặp những tình huống trên:

Tuy nhiên, có vài lời khuyên hữu ích khi gặp những tình huống trên:

Không nói “ Không sao đâu”

1, 2 lần nhân viên thoái thác vì có quá nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bạn có thể động viên anh/ cô ấy rằng “Không sao cả, hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ”. Nhưng nếu tình huống kéo dài, những nhân viên khác cũng sẽ “đục nước béo cò” đưa ra hàng tá lý do khác như khách hàng không nghe điện thoại, phải chờ bộ phận thu mua… để trì hoãn hoàn thành công việc.

Vì vậy, hãy rút kinh nghiệm và thực hiện bước tiến đầu tiên vô cùng quan trọng để khiến nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn: Đừng nói “không sao đâu”. Câu nói này rất dễ nói, các nhân viên cũng thích được lắng nghe vì nhận được sự đổng cảm. Nhưng điều bạn đang truyền tải chính là dù làm việc không tốt chỉ cần xin lỗi là xong. Đây có phải điều bạn muốn?

Bày tỏ sự thất vọng

Tất nhiên, bạn không nên phản ứng thái quá. Thay vào đó, hãy nhớ lại quá khứ: khi bạn làm sai điều gi đó, nhiều khi bạn không sợ bị phạt - mà điều bạn thấy sợ là câu nói “Bố mẹ thất vọng vì con”

Bạn không cần phải sử dụng chính xác cụm từ trên, nhưng bạn cần thể hiện sự thất vọng của mình khi nhân viên bao biện về những chuyện không chấp nhận được. Bạn hãy giải thích điều cô ấy làm ảnh hưởng đến bạn, nhóm và công ty như sau “Tôi đã  rất tin tưởng và mong đợi sẽ nhận được kế hoạch ngân sách tháng vào sáng nay, Bình. Vì chúng ta chưa có nó trong sáng nay, cả nhóm sẽ phải ngồi lại để hoàn thành các con số trên. Kéo theo đó là…”

Khi nhân viên của bạn nhận ra sự chậm trễ của anh/ cô ấy không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà cả nhóm. Chắc chắn anh/ cô ấy sẽ chú ý hơn nhiều những lần sau.

Không ngại đặt câu hỏi

Cuộc nói chuyện không nên dừng lại ở lời xin lỗi của nhân viên mà bạn nên đặt câu hỏi, tìm gốc rễ của vấn đề.

Nếu một nhân viên khăng khăng anh ta không có thời gian để làm dự án, hãy hỏi “ Anh/ chị/ em bắt đầu dự án khi nào?”, “Anh/ chị/ em được giao dự án này khi nào?”, “Anh/ chị/ em phân bổ thời gian làm việc của mình ra sao?” Hay khi một nhân viên khác than phiền “không ai trong phòng kế toán phản hổi lại email của tôi”, bạn hãy nói “Anh đã thử gọi điện chưa?”…

Nếu bạn hỏi đúng câu hỏi, bạn sẽ minh chứng được hầu hết các lời than phiên đều không chấp nhận được. Hơn thế nữa, bằng việc đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn cho nhân viên của mình thấy rằng bạn không chỉ ngồi đó và chấp nhận mọi lời xin lỗi.

Bày tỏ nỗi lo lắng

Tùy thuộc vào những câu trả lời nhận được từ phía nhân viên, bạn có cơ hội để nhấn mạnh những vấn đề nổi cộm. Bạn cần phải phân biệt rõ ràng một người nhân viên không đủ nguồn lực để hoàn thành dự án khác với nhân viên chỉ kêu gọi sự giúp đỡ.

Ví dụ, khi một nhân viên phàn nàn rằng anh ấy có quá nhiều việc, bạn nên xem xét lại các nhiệm vụ anh ấy đảm nhận trước khi kết luận rằng anh ấy chỉ đang thoái thác. Có thể cách bạn phân bổ công việc giữa các nhân viên chưa được đồng đều, có người phải làm nhiều, người lại rảnh rỗi.

Đặt mục tiêu cho lần tiếp theo

Một khi tìm ra vấn đề, những lời giải thích và động cơ, bạn đưa ra các giải pháp và mong đợi của bạn cho những lần sau.

Nếu một nhân viên có vấn đề sắp xếp thời gian, hãy chỉ ra một vài chiến lược quản lý thời gian hiệu quả và theo dõi anh ấy thực hiện điều này trong một vài tuần. Nếu nhân viên không biết cách nào đề hoàn thành nhiệm, hãy đảm bảo cô ấy biết đến các nguồn lực hỗ trợ sẵn có trong công ty và nhắc nhở cô ấy rằng cô ấy cần phải chủ động tiếp cận đến những nguồn lực trên để hoàn thành công việc.

Vũ Vũ

Theo Dailymuse