1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Ông Phạm Văn Đức (Sầm Sơn, Thanh Hóa) hỏi : Tôi mới vào làm việc ở 1 doanh nghiệp được 6 tháng, vậy có đủ điều kiện để đóng BHTN hay không ? Người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện gì để được hưởng BHTN ?

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì? - 1

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), nội dung này được giải thích như sau:

- Về trường hợp được coi là đang đóng BHTN, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận.

Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

- Về điều kiện hưởng trợ cấp BHTN, theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.

- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.

- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ Học nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Việc làm

TIN LIÊN QUAN:

Nhiều vướng mắc BHTN sau 6 năm thực hiện

Theo Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), trong 9 tháng đã có 397.956 người có quyết định hưởng TCTN, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 97,5% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN.

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì? - 2

Về những vướng mắc trong thực hiện BH thất nghiệp theo Luật Việc làm, ông Lê Quang Trung- Phó Cục trưởng Cục Việc làm, đã liệt kê như: Chưa thống nhất được với BHXH để giải quyết như: Sai số chứng minh nhân dân, xác nhận việc tham gia BHXH (chốt sổ) không đúng thời gian quy định. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc hoàn tất hồ sơ, tiếp nhận, xử lý hồ sơ của cán bộ, nên việc ban hành các quyết định hưởng TCTN cho NLĐ chậm so với tiến độ. Trong khi đó, quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP về thành phần hồ sơ là phải có bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ, HĐ làm việc cũng rất khó thực hiện đối với một số trường hợp NLĐ mà DN sử dụng chữ ký scan hoặc in, khắc sẵn chữ ký (không chứng thực được). Đặc biệt, quy định các nhóm đối tượng như bị mất tích, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù phải nộp bản sao giấy tờ có liên quan cho Trung tâm DVVL là không khả thi…

L.P

Đề án đưa lao động sang Nhật Bản sẽ ban hành cuối năm 2015

VN có 21.870 thực tập sinh tại Nhật Bản. Nhu cầu sẽ tăng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không kịp thời chấn chỉnh. Đề án mới sẽ tập trung thắt chặt quy định tuyển chọn, đào tạo, thu phí của doanh nghiệp phái cử lao động VN sang làm thực tập sinh tại Nhật Bản…

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là gì? - 3

Đây là nội dung của Dự thảo Đề án chấn chỉnh hoạt động đưa lao động VN đi thực tập tại Nhật Bản. Dự thảo đang được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến và ban hành trong năm 2015. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), Nhật Bản là thị trường lao động tiếp nhận nhiều thực tập sinh VN. Số lượng thực tập sang Nhật Bản tăng nhanh. Năm 2014, VN có 19.766 thực tập sinh, tăng gấp đôi so với năm 2013. Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2015, VN đã đưa 21.870 thực tập sinh sang Nhật Bản. Về cơ bản thực tập sinh VN được các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản đánh giá tốt. Qua tìm hiểu của Cục Quản lý lao động cho thấy, nhiều thực tập sinh VN đang phải nộp cho doanh nghiệp XKLĐ mức phí cao hơn so với quy định, không ít lao động chịu nhiều chi phí đăng ký đi thực tập Nhật Bản nhưng bất thành. Trong khi đó tại Nhật Bản, nhiều thực tập sinh VN đã vi phạm pháp luật nước sở tại, ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của thực tập sinh VN.

V.N