138 điều dưỡng, hộ lý khóa đầu tiên sang Nhật Bản làm việc
Chiều 4/6, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ chia tay và xuất cảnh cho 138 ứng viên đạt yêu cầu của khóa 1.
Đây là những ứng viên đầu tiên sang Nhật Bản làm việc theo hình thức thực tập sinh, mở ra hình thức xuất khẩu lao động chất lượng cao sang các thị trường lao động đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe.
Các học viên đang thực tập chăm sóc người bệnh. Ảnh: Chinhphu.vn
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước,138 ứng viên này sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi Chứng chỉ quốc gia mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi chứng chỉ quốc gia một lần vào năm thứ 4 sau khi đã làm công việc hộ lý trên 3 năm tại Nhật Bản. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Các ứng viên không thi đỗ chứng chỉ trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản được phép quay lại Nhật Bản để dự thi mà không phải đáp ứng các điều kiện mới.
Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản rất lớn, với trên 100.000 thực tập sinh nước ngoài mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 40.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, trong đó có khoảng 20.000 thực tập sinh và lao động đang làm việc trong các ngành nghề với mức thu nhập hấp dẫn. Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng rất lớn dành cho thực tập sinh Việt Nam.
Không chỉ tiếp nhận thực tập sinh ở những ngành nghề truyền thống, Việt Nam và Nhật Bản đã ký văn kiện xác nhận về cơ chế tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý đủ tiêu chuẩn của Việt Nam sang Nhật Bản vào ngày 31/10/2011. Trên cơ sở văn kiện này, Bộ LĐTBXH đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì thực hiện chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản từ năm 2012. Chương trình đã tuyển chọn khóa 1 được 150 em, các em này đã hoàn thành khóa đào tạo tiếng Nhật tập trung 12 tháng và đã tham gia kỳ kiểm tra năng lực tiếng Nhật vào tháng 12/2013. Với kết quả 138 em đạt yêu cầu trình độ tiếng Nhật cấp độ N3 trở lên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản giúp các ứng viên điều dưỡng, hộ lý lựa chọn được các cơ sở tiếp nhận theo nguyện vọng của các học viên.
Các học viên đang thực tập chăm sóc người bệnh. Ảnh: Chinhphu.vn
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước,138 ứng viên này sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi Chứng chỉ quốc gia mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi chứng chỉ quốc gia một lần vào năm thứ 4 sau khi đã làm công việc hộ lý trên 3 năm tại Nhật Bản. Nếu đỗ, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn. Các ứng viên không thi đỗ chứng chỉ trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản được phép quay lại Nhật Bản để dự thi mà không phải đáp ứng các điều kiện mới.
Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản rất lớn, với trên 100.000 thực tập sinh nước ngoài mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 40.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, trong đó có khoảng 20.000 thực tập sinh và lao động đang làm việc trong các ngành nghề với mức thu nhập hấp dẫn. Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng rất lớn dành cho thực tập sinh Việt Nam.
Không chỉ tiếp nhận thực tập sinh ở những ngành nghề truyền thống, Việt Nam và Nhật Bản đã ký văn kiện xác nhận về cơ chế tiếp nhận điều dưỡng, hộ lý đủ tiêu chuẩn của Việt Nam sang Nhật Bản vào ngày 31/10/2011. Trên cơ sở văn kiện này, Bộ LĐTBXH đã giao Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì thực hiện chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản từ năm 2012. Chương trình đã tuyển chọn khóa 1 được 150 em, các em này đã hoàn thành khóa đào tạo tiếng Nhật tập trung 12 tháng và đã tham gia kỳ kiểm tra năng lực tiếng Nhật vào tháng 12/2013. Với kết quả 138 em đạt yêu cầu trình độ tiếng Nhật cấp độ N3 trở lên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản giúp các ứng viên điều dưỡng, hộ lý lựa chọn được các cơ sở tiếp nhận theo nguyện vọng của các học viên.
Theo Báo Tin tức