Yêu cầu PetroVietnam báo cáo hoạt động đầu tư từ 2006
(Dân trí) - Việc tổng hợp, đánh giá các dự án đã và đang thực hiện đầu tư từ 2006 đến 6/2012 cũng như đánh giá lại sự cần thiết, hiệu quả đầu tư tất các dự án của PVN sẽ phải hoàn tất và báo cáo Thủ tướng trước 15/10/2012.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới đây đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có báo cáo tổng hợp, đánh giá các dự án đã và đang thực hiện đầu tư trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 6/2012.
Tại văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức đánh giá lại sự cần thiết, hiệu quả đầu tư các dự án của PVN và các đơn vị thành viên, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu là các dự án nhóm A). Tất cả các công việc trên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2012.
Thường trực Chính phủ cho rằng, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ của PVN còn nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhiều công ty con cháu.
Trước đó, Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 6520 gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) yêu cầu báo cáo tình hình hợp tác đầu tư nước ngoài trong 9 tháng và ước cả năm 2012, cung cấp số liệu về các dự án như ngày cấp phép, vốn đầu tư, vốn thực hiện, doanh thu...
Còn tại Thông báo số 309 của Văn phòng Chính phủ đề ngày 28/8 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước cuộc họp về đề án tái cơ cấu PVN, Thường trực Chính phủ đánh giá: PVN "đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính không có hiệu quả, có nơi thua lỗ kéo dài; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ còn nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhiều công ty con cháu (doanh nghiệp cấp III), gây khó khăn cho quản lý, giám sát của chủ sở hữu và đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung".
Thường trực Chính phủ đã yêu cầu ngay trong tháng 9 này, PVN phải hoàn chỉnh đề án tái cơ cấu Tập đoàn, báo cáo Bộ Công thương thẩm định, trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt.
Ở Đề án, PVN được yêu cầu phải báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp giải quyết đối với các đơn vị khó khăn, yếu kém. Việc sắp xếp các doanh nghiệp cấp II, III và IV được yêu cầu tập trung, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động trong Tập đoàn để tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ.
Đối với các tổng công ty, công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, sẽ không tổ chức Hội đồng thành viên, cơ cấu quản lý sẽ theo mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.
Lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của PVN, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn cũng sẽ phải được xây dựng cụ thể và trình lên Chính phủ xem xét. Theo thông tin từ Tập đoàn thì hiện PVN đang có khoảng 5.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành. PVN đang đề xuất lên Chính phủ sẽ giữ lại 20% vốn tại PVFC thay vì phải thoái hoàn toàn. Đồng thời, muốn nắm 18% vốn tại PVI.
Tuy nhiên, tại Thông báo này, Thủ tướng yêu cầu PVN không duy trì PVFC, đồng thời phải có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện PVFC đã đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang theo mô hình ngân hàng thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng thương mại.
Tại văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức đánh giá lại sự cần thiết, hiệu quả đầu tư các dự án của PVN và các đơn vị thành viên, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu là các dự án nhóm A). Tất cả các công việc trên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2012.
Trước đó, Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 6520 gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) yêu cầu báo cáo tình hình hợp tác đầu tư nước ngoài trong 9 tháng và ước cả năm 2012, cung cấp số liệu về các dự án như ngày cấp phép, vốn đầu tư, vốn thực hiện, doanh thu...
Còn tại Thông báo số 309 của Văn phòng Chính phủ đề ngày 28/8 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước cuộc họp về đề án tái cơ cấu PVN, Thường trực Chính phủ đánh giá: PVN "đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính không có hiệu quả, có nơi thua lỗ kéo dài; mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nội bộ còn nhiều bất cập, thành lập dàn trải, quá nhiều công ty con cháu (doanh nghiệp cấp III), gây khó khăn cho quản lý, giám sát của chủ sở hữu và đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung".
Thường trực Chính phủ đã yêu cầu ngay trong tháng 9 này, PVN phải hoàn chỉnh đề án tái cơ cấu Tập đoàn, báo cáo Bộ Công thương thẩm định, trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt.
Ở Đề án, PVN được yêu cầu phải báo cáo rõ tình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhất là những khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp giải quyết đối với các đơn vị khó khăn, yếu kém. Việc sắp xếp các doanh nghiệp cấp II, III và IV được yêu cầu tập trung, thu gọn đầu mối để tổ chức hoạt động trong Tập đoàn để tập trung vào 5 lĩnh vực kinh doanh chính, tránh trùng lắp, cạnh tranh nội bộ.
Đối với các tổng công ty, công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, sẽ không tổ chức Hội đồng thành viên, cơ cấu quản lý sẽ theo mô hình Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.
Lộ trình thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính của PVN, đặc biệt là các lĩnh vực chứng khoán, xây dựng dân dụng, bất động sản, khách sạn cũng sẽ phải được xây dựng cụ thể và trình lên Chính phủ xem xét. Theo thông tin từ Tập đoàn thì hiện PVN đang có khoảng 5.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành. PVN đang đề xuất lên Chính phủ sẽ giữ lại 20% vốn tại PVFC thay vì phải thoái hoàn toàn. Đồng thời, muốn nắm 18% vốn tại PVI.
Tuy nhiên, tại Thông báo này, Thủ tướng yêu cầu PVN không duy trì PVFC, đồng thời phải có phương án xử lý cụ thể, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Hiện PVFC đã đề xuất tới Ngân hàng Nhà nước việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang theo mô hình ngân hàng thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng thương mại.
Bích Diệp