Xử lý sở hữu chéo: Xác minh nguồn tiền hợp pháp của cổ đông mới

(Dân trí) - "Các phương án tái cơ cấu cũng như sự tham gia của các nhà đầu tư mới sẽ không làm gia tăng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Nhiều người Việt… siêu giàu
* Lo ngại thu nhập người về hưu thấp hơn chuẩn nghèo
* Bộ trưởng Thăng: "Sẽ không có dự án chậm tiến độ, chỉ có dự án vượt tiến độ"
* Sắp có quy định về phong toả tài sản đối tượng thanh tra

* Choáng váng "bom tấn" 6.400 đồng rót vào chứng khoán!
* 15 Mẫu bố trí nội thất căn hộ chung cư đẹp

Trước kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra vào cuối tháng tới, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố văn bản trả lời chất vấn tại kỳ họp trước. Trong đó nổi lên là vấn đề về sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng. Ý kiến chất vấn cho hay: “Qua tiếp xúc cử tri nhiều ý kiến phản ánh: Vấn đề sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng ngày càng nóng hơn, nhất là khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bởi vì, không ít nợ xấu ở một số ngân hàng thuộc về chính “các ông chủ” ngân hàng, hay nói cách khác chủ nợ và con nợ được tích hợp “trong một chủ thể”. Các ông chủ này có đủ quyền lực để biến nợ xấu ngắn hạn thành nợ xấu trung, dài hạn.

Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết phản ánh trên có đúng thực tế không? Nếu đúng thì việc kiểm tra, xử lý vấn đề trên như thế nào trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới để tạo tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng? Thống đốc có những quy định gì mang tính đột phá để hạn chế tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng?”.

Sở hữu chéo tại Việt Nam được ví như cái mạng nhện (ảnh minh họa).

Sở hữu chéo tại Việt Nam được ví như cái mạng nhện (ảnh minh họa).

Xử lý sở hữu chéo cần có lộ trình

Trả lời chất vấn của đại biểu Huỳnh Nghĩa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, phát sinh từ trước khi có Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Tính đến cuối năm 2013, quy mô sở hữu chéo trực tiếp chưa lớn, nhưng sở hữu chéo dưới các hình thức khác nhau khá phức tạp, đã gây nên một số tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của một số TCTD và đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung, gây ra những cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống.

“Để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD, NHNN đã xác định xử lý sở hữu chéo là cần thiết, tất yếu, góp phần bảo đảm cho hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh và minh bạch; phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của TCTD và hệ thống các TCTD; hạn chế tối đa tác động tiêu cực của sở hữu chéo tới an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần thực hiện thành công Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Quan điểm xử lý sở hữu chéo là thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng TCTD và hệ thống các TCTD; giải pháp xử lý phải toàn diện bao gồm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách để hạn chế sở hữu chéo và quy định an toàn hoạt động ngân hàng; xử lý đồng bộ, toàn diện nhưng có tính đến đặc điểm của từng TCTD cụ thể”, Thống đốc Bình nhấn mạnh.

Thời gian qua, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu vốn điều lệ, việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phiếu, việc cấp tín dụng cho cổ đông và người có liên quan. Qua công tác thanh tra, giám sát, Ngân hàng Nhà nước phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu, chuyển nhượng cổ phần và cấp tín dụng dẫn đến tổn thất, nợ xấu lớn cho ngân hàng; yêu cầu cổ đông và người có liên quan sở hữu vốn điều lệ vượt quá giới hạn quy định phải thoái vốn về mức quy định; TCTD cho vay cổ đông và người có liên quan vượt quá giới hạn quy định phải thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc yêu cầu bán cổ phần, bán tài sản để trả nợ cho ngân hàng.

Triển khai cơ chế giám sát chặt chẽ các cổ đông, việc chấp hành giới hạn sở hữu cổ phần và quan hệ tín dụng của cổ đông, người có liên quan với tổ chức tín dụng. Định kỳ xem xét, đánh giá thực trạng cơ cấu sở hữu vốn điều lệ và mức độ ảnh hưởng cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn và người có liên quan của các cổ đông lớn đối với quản trị, điều hành và hoạt động của TCTD.

NHNN cũng đã phối hợp với Ủy ban chứng khoán theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu của các TCTD trên thị trường chứng khoán. Đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản cho vay đối với các nhà đầu tư có giao dịch lớn cổ phiếu để hạn chế việc TCTD cho vay, tài trợ lớn các giao dịch mua bán cổ phiếu gây tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán và rủi ro của ngân hàng.

Cổ đông mới phải chứng minh năng lực tài chính khi nhận chuyển nhượng

Đề cập tới vấn đề tái cơ cấu, NHNN cho hay, đối với cổ đông, nhóm cổ đông mới nhận chuyển nhượng cổ phần, vốn góp từ các cổ đông cũ tại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém phải chứng minh có đủ năng lực tài chính, không sử dụng vốn vay, vốn huy động từ chính TCTD đó hoặc các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, NHNN thông qua các công cụ theo dõi, giám sát và phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thêm các biện pháp xác minh nguồn tiền hợp pháp của cổ đông mới.

Đối với việc tái cơ cấu các TCTD yếu kém theo phương án cho phép một số nhà đầu tư có năng lực tài chính tham gia làm cổ đông để giúp TCTD tự chấn chỉnh, củng cố, NHNN đã tiến hành thận trọng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và các giải pháp tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm bảo vệ tài sản của nhà nước, quyền lợi của người gửi tiền, an toàn hệ thống TCTD và của từng ngân hàng thương mại.

Theo đó, để được NHNN xem xét, phê duyệt việc các nhà đầu tư mới tham gia cơ cấu ngân hàng, Phương án cơ cấu lại của mỗi TCTD phải phản ánh đúng thực trạng tổ chức, hoạt động, tài chính, các tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến sở hữu cổ phần, chi phối của các cổ đông/nhóm cổ đông lớn... và phải đưa ra các giải pháp để xử lý các vấn đề này; việc mua lại cổ phần, tham gia góp vốn của các nhà đầu tư mới phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về giới hạn sở hữu cổ phần và phải sử dụng nguồn vốn tự có, không sử dụng vốn đi vay, vốn ủy thác.

“NHNN theo dõi chặt chẽ việc TCTD thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt và việc các nhà đầu tư mới góp vốn vào TCTD theo đúng quy định. Do vậy, các phương án tái cơ cấu cũng như sự tham gia của các nhà đầu tư mới sẽ không làm gia tăng sở hữu chéo giữa các TCTD”, văn bản trả lời chất vấn cho hay.

Đối với các TCTD được sở hữu bởi cùng một hoặc một nhóm cổ đông, NHNN thực hiện sáp nhập, hợp nhất các TCTD này với nhau để vừa xử lý vấn đề sở hữu chéo, tránh sự liên thông vốn giữa các TCTD vừa xử lý những vấn đề yếu kém, vi phạm pháp luật của các TCTD.

Nguyễn Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm