Xây dựng hệ sinh thái thông minh hướng tới mục tiêu "Một triệu ha lúa chuyên canh"
(Dân trí) - Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 là cơ hội để nông dân tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Trong bối cảnh đề án "Một triệu ha lúa chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" được Chính phủ đề ra, các tỉnh thành đang gấp rút bắt tay vào triển khai các kế hoạch với tâm thế, kỳ vọng cao đối với ngành hàng lúa gạo. Đạt con số hơn 4 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2023, lúa gạo là mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam.
Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 được tổ chức với mục đích giúp bà con nông dân có được những kiến thức, công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó áp dụng vào trong hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp, nâng cao chất lượng cây trồng, nông sản địa phương.
Tại sự kiện, các đơn vị tham gia đã giới thiệu nhiều thiết bị hiện đại, tân tiến, trong đó nổi bật là Công ty cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) với hệ sinh thái nông nghiệp thông minh gồm thiết bị, công nghệ tiên tiến và những ứng dụng thiết thực.
Với các dịch vụ nông nghiệp thông minh như phun thuốc, sạ lúa với máy bay nông nghiệp, theo dõi sức khỏe cây trồng bằng cảm biến, sử dụng IoT trong nông nghiệp, cung cấp thiết bị máy móc, vật tư nông nghiệp, AGS mong muốn đồng hành cùng bà con trên hành trình đạt mục tiêu đề án "Một triệu ha lúa chuyên canh". Trong đó tập trung vào tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon, minh bạch và số hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, giảm thất thoát trong sản xuất...
Cụ thể, Sao Tháng Tám Việt Nam mang đến những mẫu máy bay không người lái hiện đại kết hợp với thiết bị đo không khí và lấy mẫu nước, ứng dụng và trình diễn thực tế. Bên cạnh đó, gian hàng cũng trưng bày bộ cảm biến IoT nông nghiệp, cập nhật liên tục số liệu tại hiện trường giúp bà con được theo dõi và trải nghiệm một cách trực quan nhất.
Cũng trong ngày khai mạc festival 12/12, màn "Trình diễn cơ giới hóa gieo sạ và mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm" được AGS kết hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp số Đồng Tháp và các đơn vị khác thực hiện.
Tại đây, Sao Tháng Tám Việt Nam không chỉ thực hiện phun thuốc với mẫu máy bay nông nghiệp DJI T40, mà còn sử dụng máy bay DJI Matrice 300 RTK kết hợp với thiết bị đo không khí thực hiện đo đạc, xác định lượng khí thải trực tiếp tại hiện trường và cho ra kết quả ngay sau đó.
Theo đại diện Sao Tháng Tám Việt Nam, đây là một trong số những ứng dụng, hoạt động tiêu biểu của hệ sinh thái nông nghiệp thông minh. Bên cạnh đó, AGS cũng đã triển khai các hoạt động xây dựng dữ liệu số hóa trong nông nghiệp, đặc biệt là lập bản đồ nông nghiệp, phân tích dữ liệu lớn để ứng dụng trong quản lý nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
"Trong giai đoạn phát triển không ngừng của công nghệ này, AGS sẽ đồng hành cùng người nông dân cập nhật nắm bắt xu hướng, cơ giới hóa hoạt động sản xuất, canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đến với Festival lúa gạo 2023, Công ty cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam đã phần nào thể hiện mong muốn xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, hướng đến sự phát triển bền vững, mạnh mẽ của nền nông nghiệp Việt Nam, đại diện công ty cho biết.