Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc

(Dân trí) - Khoảng 75% đồ chơi trẻ em trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nước sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới. Đằng sau những món đồ chơi đó là cuộc sống đầy nhọc nhằn của những người công nhân.

Dưới đây là một số hình ảnh về những nhà máy sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf được trang Business Insider giới thiệu:

Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Hàng ngày, công nhân sản xuất đồ chơi tại Trung Quốc phải đến nhà máy 15 phút trước ca làm việc để tập trung.


Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Đây là một ký túc xá nơi những công nhân đồ chơi Trung Quốc trở về sau mỗi ngày làm việc. Họ sống căn phòng “bé như chuồng chim”,với 6 người ở trong 1 phòng, 50 người dùng chung một nhà tắm.


Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Học sinh, sinh viên cũng được nhà trường tổ chức đến làm công nhân trong các nhà máy đồ chơi, với tư cách thực tập. Nhưng tại nhà máy, thay vì được học những kỹ năng liên quan tới ngành học của mình, các sinh viên này làm việc y như những công nhân sản xuất.


Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Một số nhà máy hứa với công nhân cho họ nghỉ giải lao 10 phút sau mỗi 2 giờ làm việc. Nhưng lời hứa này chưa bao giờ trở thành hiện thực đối với hầu hết công nhân. Sau ca làm việc, công nhân lại phải tập trung trong 15 phút.


Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Thậm chí trong thời gian 30 phút nghỉ ăn trưa, công nhân phải sớm trở lại xưởng để làm việc hoặc tham dự một cuộc họp. Họ không được trả tiền cho những khoảng thời gian họp hoặc tập trung như vậy. Công nhân đồ chơi làm việc kéo dài mỗi ngày, 6-7 ngày/tuần.


Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Thời gian làm việc ngoài giờ của họ lên tới 200 giờ mỗi tháng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép. Nữ công nhân hiếm khi được nghỉ vì lý do con cái. Thời gian làm việc khắc nghiệt và không có chỗ gửi con khiến họ không thể chăm nom được con mình. Nhiều nữ công nhân buộc phải gửi con cho gia đình ở quê để đi làm.


Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.


Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Kết quả là mức độ cao đáng báo động của những căn bệnh và chấn thương liên quan đến nghề nghiệp. Riêng trong năm 2009, khoảng 1 triệu công nhân bị thương ở nơi làm việc, khoảng 20.000 công nhân khác trong ngành này bị mắc những căn bệnh liên quan tới công việc.


Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhiều công nhân thậm chí còn không bị yêu cầu phải mặc đồ bảo hộ lao động, trong đó có những người dành nhiều thời gian cho việc phun sơn các sản phẩm đồ chơi.


Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Công nhân bị thương cho biết, lãnh đạo nhà máy không quan tâm tới vấn đề sức khỏe của họ. Nếu nghỉ ốm, họ sẽ bị cắt lương luôn.


Đến tuổi 30, nữ công nhân di cư từ các khu vực nông thôn đã bị coi là quá già và sẽ bị sa thải.
Đến tuổi 30, nữ công nhân di cư từ các khu vực nông thôn đã bị coi là quá già và sẽ bị sa thải.


Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.
Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.


Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.
Hầu hết những công nhân sản xuất đồ chơi đều không sở hữu những sản phẩm mà họ làm ra.Họ phải chịu những điều kiện làm việc khắc nghiệt như thời gian làm việc quá dài. Nhiều người cũng được ký hợp đồng lao động.


Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.
Bản thân những người công nhân cũng không nhận thức được quyền lợi của mình, và chính nhận thức yếu kém này của người lao động đã bị các doanh nghiệp lợi dụng.


Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.
Dù làm việc trong điều kiện tồi tệ, các công nhân vẫn lạc quan tin tưởng rằng họ sẽ học được kỹ năng mới và tạo lập được một cuộc sống tốt đẹp hơn.



Phương Anh
Theo Business Insider